Theo Reuters, Indonesia tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch trong số các nước ASEAN. Song, số trường hợp tử vong hàng ngày vì virus ở quốc gia vạn đảo trong 3 tuần qua đã giảm xuống còn hơn 59 người, tương đương 20% so với lúc đỉnh điểm.

{keywords}
Một nhân viên y tế đang được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 tại bệnh viện Cipto Mangunkusumo Hospital ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: THX

Số ca nhiễm mới Covid-19 ở Indonesia cũng đang giảm, với hơn 5.300 ca/ngày, bằng 42% so với mức kỷ lục hôm 1/2. Kể từ khi dịch bùng phát, nước này đã ghi nhận gần 1,5 triệu ca bệnh, bao gồm cả 40.166 trường hợp thiệt mạng.

Nhà chức trách địa phương đang cố gắng kiểm soát dịch một phần thông qua chương trình chủng ngừa toàn quốc. Tính đến hiện tại, ước tính Indonesia đã dùng ít nhất hơn 9,7 triệu liều vắc-xin tiêm chủng cho người dân.

Mỹ công bố kế hoạch phân phối 11 triệu liều vắc-xin Johnson & Johnson

Nhà Trắng ngày 26/3 cho biết, chính phủ Mỹ sẽ phân phối 11 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 đơn liều do hãng Johnson & Johnson phát triển vào tuần tới nhằm nỗ lực đạt mục tiêu tiêm 200 triệu mũi vắc-xin cho người dân trong 100 ngày nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Joe Biden.

Jeff Zients, điều phối viên chống dịch của Nhà Trắng tuyên bố, chính quyền Biden đang trên đà hoàn thành mục tiêu sẵn sàng chủng ngừa cho mọi công dân trưởng thành vào cuối tháng 5.

Ông Zients nói thêm, hai nhà sản xuất vắc-xin Mỹ Pfizer và Moderna dự kiến sẽ đạt kế hoạch cung cấp 220 triệu liều chế phẩm cho chính phủ liên bang trong quý I năm 2021.

Nhà Trắng đang đẩy nhanh tiến độ chủng ngừa đại trà bằng cách huy động hơn 6.000 binh sĩ tại ngũ hỗ trợ công tác tiêm phòng. Tính đến hết ngày 26/3, 71% số người trong độ tuổi từ 65 trở lên ở xứ sở cờ hoa đã tiêm ít nhất một mũi vắc-xin.

Mỹ hiện vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới, với hơn 30,8 triệu ca mắc, trong đó 561.030 người đã tử vong. Tiến sĩ Rochelle Walensky, lãnh đạo Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) bày tỏ lo ngại về xu hướng tăng 7% số ca mắc trung bình hàng ngày trong nước hồi tuần trước.

Đức cảnh báo làn sóng lây nhiễm thứ 3 tồi tệ

Số ca nhiễm mới Covid-19 trong ngày ở Đức đã tăng vọt trong vài tuần trở lại đây và được dự đoán có thể lên tới 100.000 ca/ngày. Diễn biến tiêu cực được tin một phần do sự lây lan của biến thể virus corona chủng mới có tên B117 nguy hiểm hơn cũng như việc nước này xúc tiến nới lỏng một số biện pháp phong tỏa chống dịch.

Reuters dẫn lời Lothar Wieler, giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm Robert Koch (RKI) hôm 26/3 cho biết, hiện có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy làn sóng lây nhiễm thứ 3 này sẽ tồi tệ hơn 2 làn sóng đầu tiên. Ông cảnh báo, Đức đang đối mặt với nhiều tuần rất khó khăn phía trước, đồng thời kêu gọi mọi người ở nhà vào dịp lễ Phục sinh.

RKI sau đó phát đi khuyến cáo đi lại đối với những nước láng giềng đang điêu đứng vì dịch, bao gồm cả Pháp, Áo, Đan Mạch và CH Séc. Cụ thể, tất cả những người nhập cảnh từ những nước này cần phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính 48 giờ trước khi đặt chân đến biên giới Đức. Họ cũng phải cách ly bắt buộc 10 ngày sau khi nhập cảnh, nhưng có thể được rút ngắn thời gian cách ly nếu có kết quả xét nghiệm âm tính lần 2 sau 5 ngày.

Trong vòng 24 giờ qua, Đức ghi nhận thêm 21.573 ca nhiễm và 187 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên hơn 1,7 triệu, trong đó 76.3030 người không qua khỏi.

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn thông báo, quy định mọi hành khách đi máy bay đến Đức phải cung cấp giấy chứng nhận xét nghiệm Covid-19 âm tính sẽ bắt đầu có hiệu lực từ nửa đêm ngày 29/3. Ông Spahn cũng kêu gọi các nhà chức trách địa phương có cách tiếp cận linh hoạt hơn với chiến dịch chủng ngừa virus, ví dụ như dùng các liều vắc-xin chưa sử dụng với bất kỳ ai trên 70 tuổi vào dịp cuối tuần.

Khoảng 10% dân số Đức đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ, Anh và Israel.

Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:

- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 27/3 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 126,7 triệu người với gần 2,8 triệu ca tử vong. Song, hơn 102,1 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục, tương đương tỉ lệ khỏi bệnh xấp xỉ 80,6%.

- Nhà chức trách Nepal hôm 26/3 thông báo, nước này đã nới lỏng các quy định về cách ly đối với du khách nhằm thu hút thêm những người ưa mạo hiểm trong bối cảnh sắp tới mùa leo núi Everest vào tháng 4 và tháng 5. Theo chính sách mới, du khách sẽ được xét nghiệm ngay khi nhập cảnh và sẽ chỉ phải thực hiện cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

- Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Sheffield và Đại học Oxford (Anh), một liều vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech giúp tạo ra phản ứng miễn dịch ở người tiêm chủng tương đương ở những người đã nhiễm virus một cách tự nhiên và có thể bảo vệ họ trước các biến thể của virus.

- Phát biểu trên đài phát thanh France Info hôm 26/3, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cáo buộc, Anh đang phải chịu nhiều sức ép vì thiếu vắc-xin để chủng ngừa mũi thứ 2 cho người dân, nên nước này đã tìm cách "tống tiền" Liên minh châu Âu (EU) về việc cung cấp vắc-xin. London và Brussels đang căng thẳng sau khi EU hồi giữa tuần cảnh báo sẽ cấm các hãng dược xuất khẩu vắc-xin sang Anh cho đến khi hoàn thành các đơn hàng của liên minh.

- Ít nhất 9 bệnh nhân Covid-19 đã thiệt mạng khi hỏa hoạn bùng phát tại một bệnh viện ở khu ngoại ô phía đông thành phố Mumbai, Ấn Độ. Hơn 70 bệnh nhân may mắn thoát chết đã được sơ tán sang các cơ sở điều trị khác. Nhà chức trách vẫn đang điều tra nguyên nhân tai nạn.

Tuấn Anh

Palestine khởi động tiêm chủng toàn quốc, thế giới hơn 80,6% khỏi Covid-19

Palestine khởi động tiêm chủng toàn quốc, thế giới hơn 80,6% khỏi Covid-19

Bộ Y tế Palestine thông báo, nước này vừa bắt đầu chiến dịch chủng ngừa Covid-19 đại trà cho người dân trên toàn lãnh thổ, khu Bờ Tây và Dải Gaza. 

Mất con vì biến chứng Covid-19 hiếm gặp, mẹ cảnh báo các dấu hiệu sớm

Mất con vì biến chứng Covid-19 hiếm gặp, mẹ cảnh báo các dấu hiệu sớm

Thời điểm các bác sĩ phát hiện được con trai của Lorena Navarrete mắc một biến chứng Covid-19 hiếm gặp, thì đã quá muộn để cứu cậu bé.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.