Trung Quốc tin rằng cất giữ hạt nhân trên biển an toàn hơn trước các cuộc tấn công bất ngờ.
Ngày này năm xưa: Trận đánh dữ dội, 4 mẫu hạm Nhật chìm nghỉm
Ngày này năm xưa: Nghẹt thở giải cứu con tin Nga
Chân dung kẻ trực tiếp chỉ đạo vụ giết nhà báo Khashoggi
Ngày này năm xưa: Nữ giáo viên chui thùng gỗ 'nhảy' thác mạnh nhất Bắc Mỹ
Trung Quốc đang chế tạo thêm nhiều tàu ngầm được vũ trang hạt nhân nhằm đi trước Mỹ và các đối thủ khác một bước. Đây là đánh giá của một tổ chức cố vấn về kiểm soát vũ khí. Tổ chức này tin rằng, Trung Quốc đang nghiêng về hướng đặt vũ khí hạt nhân ở biển nhằm ngăn nó bị phá hủy trong một cuộc tấn công bất ngờ.
Dù Trung Quốc không định chế tạo thêm nhiều vũ khí hạt nhân, song nhiều khả năng nước này sẽ đóng thêm nhiều tàu ngầm. Không giống Nga và Mỹ, học thuyết hạt nhân của Trung Quốc đơn giản hơn nhiều. Đó là, Trung Quốc sẽ không dùng vũ khí hạt nhân ngay từ đầu. Nếu bị tấn công, Trung Quốc mới đáp trả.
Tuy nhiên, để có thể trả đũa, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cần phải vượt qua được một vụ tấn công bất ngờ. Hầu hết các đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đều đã được lắp lên các tên lửa đạn đạo liên lục địa và các tên lửa này đều được bảo vệ kỹ càng trong các hầm ngầm dưới mặt đất hoặc đặt trên bệ phóng di động.
Hiện, Trung Quốc đã lắp 48 đầu đạn hạt nhân lên các tên lửa đạn đạo có thể phóng từ tàu ngầm Type 094A (còn gọi là hạng Jin). Bắc Kinh có 4 tàu ngầm hạng Jin, mỗi chiếc được trang bị 12 tháp phóng tên lửa đạn đạo JL-2. Việc này để đảm bảo giữa các đợt tái nạp nhiên liệu, lúc vào vũng cạn, đi hoặc đến các khu vực tuần tra, hải quân Trung Quốc vẫn có thể duy trì ít nhất một tàu ngầm ở nơi cần thiết, với vũ khí hạt nhân sẵn sàng hoạt động bất cứ lúc nào.
Theo báo cáo mới công bố ngày 22/10 của Trung tâm Carnegie-Tsinghua về chính sách toàn cầu, Bắc Kinh đang tìm cách đóng một số lượng tàu ngầm mới nhưng chưa xác định được là bao nhiêu chiếc. Tuy nhiên, dựa trên thực tế rằng trong 4 tàu ngầm trang bị hạt nhân có một chiếc luôn ở trong tình trạng sẵn sàng của Trung Quốc, thì nước này cần tăng gấp đôi hạm đội tàu hiện có lên 8 chiếc để tăng số lượng tên lửa hạt nhân cất giữ trên biển.
Vậy, các đầu đạn mới sẽ lấy từ đâu?
Tong Zhao - một hội viên của Trung tâm trên đồng thời là tác giả báo cáo cho biết, không thể lấy tên lửa phóng từ mặt đất và lắp lên tàu ngầm, nên Trung Quốc có thể tháo đầu đạn và tái sử dụng vật liệu hạt nhân cho tên lửa mới. Hoặc, nước này chỉ đơn thuần là chế tạo thêm nhiều vật liệu hạt nhân để tạo thêm đầu đạn.
Trung Quốc đã tự nguyện dừng sản xuất vật liệu hạt nhân khi đủ vật liệu chế tạo khoảng 300 đầu đạn, nhưng nếu nước này sản xuất thêm nhiều vật liệu hạt nhân để chế tạo đầu đạn thì đó sẽ là bước lùi lớn đối với kiểm soát vũ khí.
Cũng theo trung tâm trên, Trung Quốc lo ngại lá chắn tên lửa đạn đạo của Mỹ ở Alaska có thể được sử dụng để chặn một vụ phản công của nước này. Do đó, nếu có nhiều tên lửa, Trung Quốc có thể ngăn chặn một kế hoạch như vậy. Ngoài ra, Mỹ cũng đang chuẩn bị chế tạo thêm nhiều máy bay ném bom B-21 Raider - loại có thể săn lùng các bệ phóng tên lửa di động, nơi Trung Quốc đang cất giữ hạt nhân.
Hoài Linh
Bí ẩn những chiếc bình tro cốt không người nhận
Các nhà chức trách Nhật Bản đang đau đầu khi ngày càng có nhiều chiếc bình đựng tro cốt không có người tới nhận.
'Chuyến tàu sự sống' của gần tỷ người Ấn Độ
Ở các vùng nông thôn Ấn Độ, người dân không phải lúc nào cũng tiếp cận được với các dịch vụ y tế. Đoàn tàu này đã đưa các bác sĩ tới với những người dân ở vùng sâu, vùng xa.
Những vùng đất kỳ lạ như ở ngoài hành tinh
Các yếu tố địa hình, địa chất độc đáo đã khiến cho những nơi này trở nên khác biệt, giống như ở một hành tinh nào khác.
Những vụ đâm xe kinh hoàng trên thế giới do tài xế say rượu
Kết quả điều tra cho hay, tài xế lái chiếc xe chở Công nương Anh Diana bị tai nạn ở Pháp vào năm 1997 có nồng độ cồn cao trong máu.