Theo trang Airandspace.si.edu, nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin từng tuyên bố Ilyushin Il-2 Shturmovik là loại vũ khí không thể thiếu của nước này, và “quân đội cần loại máy bay này như không khí để thở và bánh mì để ăn”.

{keywords}
Máy bay Il-2. Ảnh: Wikipedia

Il-2 là máy bay cường kích do Liên Xô nghiên cứu, chế tạo và sản xuất trong những năm cuối thập niên 1930. Il-2 dài 11,6m; sải cánh rộng 14,6m; cao 4,2m. Trọng lượng rỗng là 4,3 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa là 6,1 tấn. Kíp phi công lái có 2 người gồm phi công và pháo thủ ngồi phía sau.

{keywords}
Bản vẽ thiết kế Il-2 Shturmovik. Ảnh: The Blueprint

Il-2 được trang bị động cơ Mikulin AM-38F V-12 làm lạnh bằng chất lỏng có công suất 1.720 mã lực, nhờ vậy vận tốc máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 410 km/h ở độ cao 1.500m. Tầm hoạt động của Il-2 là 765km.

{keywords}
Động cơ Mikulin AM-38F. Ảnh: Wikipedia

Do nhiệm vụ của Il-2 là cường kích nên nó được trang bị 2 pháo VYa-23 cỡ đạn 23mm lắp phía trước. Các loại tên lửa RS-82 hoặc RS-132 cùng sáu trái bom nặng 100kg lắp hai bên cánh. Tùy theo nhiệm vụ, sáu trái bom cỡ lớn có thể được thay thế bằng bốn thùng chứa bom PTAB loại nhỏ với tổng số lượng 192 quả.

Nhiều chuyên gia quân sự lý giải, mục đích Liên Xô lắp loại bom loại nhỏ PTAB cho Il-2 là nhằm ném bom rải thảm vào lực lượng tăng-thiết giáp hùng hậu của quân đội Đức Quốc Xã. PTAB dù chỉ có trọng lượng 1,5kg, nhưng nó lại sử dụng liều nổ lõm đủ sức xuyên tấm thép dày 70mm. Do được thả từ trên cao nên trái bom sẽ thường rơi vào vị trí nóc xe tăng, nơi có lớp giáp mỏng nhất khiến xe tăng Đức bị phá hủy ngay lập tức.

{keywords}
Cấu tạo bom PTAB. Ảnh: Wikipedia

Il-2 được trang bị lớp vỏ giáp bên ngoài chống đạn nặng khoảng 700kg để bảo vệ buồng lái phi công, động cơ, bộ tản nhiệt, thùng nhiên liệu. Do vậy, Lục quân và Không quân phát xít Đức gặp rất nhiều khó khăn để bắn hạ loại máy bay này. Thậm chí, một số bức ảnh chụp thời đó từng ghi nhận Il-2 bị trúng chi chít đạn vẫn bay hiên ngang trên bầu trời.

{keywords}
Il-2 vẫn bay dù bị trúng đạn. Ảnh: Reddit

Il-2 từng góp công lớn trong chiến thắng của Liên Xô ở trận Vòng cung Kursk, khi hàng trăm xe tăng và xe bọc thép Đức bị máy bay này tiêu diệt. Chỉ tính riêng trong ngày đầu tiên của trận đánh (ngày 5/7/1943), ít nhất 20 xe tăng của quân Đức ở vùng Dmitrovsk-Orlovsky phía bắc Kursk đã bị phá hủy bởi Il-2.

{keywords}
Il-2 tham chiến trong trận Kursk. Ảnh: Wikipedia

Trang Airandspace.si.edu cho biết, Il-2 Shturmovik là loại máy bay được chế tạo nhiều nhất trong Thế chiến Hai, với khoảng 36.000 chiếc trong khoảng thời gian từ năm 1941-1945.

Video: Youtube

Tuấn Trần

Nhà cầm quân hàng đầu của quân đội Liên Xô

Nhà cầm quân hàng đầu của quân đội Liên Xô

Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược (1941-1945) đã sản sinh ra hàng loạt thống soái, tướng lĩnh xuất sắc.

Vì sao Hồng quân Liên Xô thất bại trong giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc?

Vì sao Hồng quân Liên Xô thất bại trong giai đoạn đầu Chiến tranh Vệ quốc?

Ngày 22/6/1941, quân đội Đức phát xít bất ngờ tấn công Liên Xô. Trong vòng một tuần lễ, Phương diện quân (PDQ) Miền Tây, lực lượng chủ yếu phòng thủ tuyến biên giới phía tây Liên Xô bị quân Đức bao vây và tiêu diệt gần hết.