Súng laser chống tên lửa gắn trên máy bay

Các máy bay tuần tiễu ở độ cao trên 12.000m sẽ theo dõi tất cả mọi hoạt động trong phạm vi giới hạn, thông báo mọi diễn tiến của hoạt động khả nghi, theo sát tên lửa đối phương trong lúc các hệ thống trên máy bay sẽ tính toán hướng, vận tốc và các dữ liệu khác của tên lửa để xác định các biện pháp đối phó cần thiết.

Sau thời gian rất ngắn, trong khoảng từ 3 đến 5 giây, một chùm tia laser sẽ được phóng từ máy bay sang tên lửa đang bay đủ sức xuyên thủng lớp vỏ tên lửa để kích nổ, phá huỷ nó trên không trung trước khi đến mục tiêu.

Súng laser, bom viber

Đây là loại súng hay bom khi nổ không văng mảnh mà gây thương vong bằng tia laser và sóng viber, không làm chết người mà chỉ gây thương tật suốt đời. Tia laser sẽ làm mù mắt, sóng viber sẽ làm bỏng da trầm trọng dù trú ẩn ở bất cứ đâu. 

{keywords}
Vũ khí laser trên tàu USS Portland của Mỹ bắn vào mục tiêu giả định. Ảnh: Hạm đội 5 của Mỹ

Bom viber, súng laser bị nhiều tổ chức nhân quyền phản đối kịch liệt nên quân đội Anh-Mỹ e ngại chưa đưa vào sử dụng trong thực tế chiến trường. Trước đó, các nhà bảo vệ nhân quyền đã nhờ đến pháp luật quốc tế để có biện pháp chế tài đối với loại vũ khí này.

Tuy vậy, trong một công ước quốc tế được thông qua ngày 30/10/2000 cho phép ứng dụng tia laser để chế tạo loại vũ khí "không giết người" (non-lethal), nên các chuyên gia Anh-Mỹ lợi dụng kẽ hở luật pháp trên để chế tạo loại vũ khí đặc biệt này.

Video: RT/ Hải quân Mỹ

Hệ thống dò mìn dùng laser

Hệ thống dò mìn mới Zeus được các chuyên gia quân sự Mỹ tại căn cứ Waynesville, Missouri phát minh. Hệ thống sử dụng kỹ thuật laser để phát hiện và phá huỷ mìn, bom đạn... rải rác trên chiến trường.

Hệ thống Zeus gồm một máy phóng laser cực mạnh đặt trên một chiếc xe bọc thép (để giữ an toàn cho người sử dụng). Người lính ngồi trong xe dùng một cần điều khiển để phóng chùm laser ra vùng cần dò mìn. Một chùm laser có công suất từ 500 - 2.000W có khả năng xuyên thủng vỏ thép của mìn, bom đạn làm cho chúng phát nổ.

Theo các chuyên gia Mỹ, Zeus có thể phát hiện các loại bom đạn, mìn bẫy (vỏ, nhựa, kim loại) ở khoảng cách từ 25 đến 250m. Nhược điểm của Zeus là chùm laser không thể xuyên sâu xuống đất nên chỉ thích hợp cho việc dò mìn ở chiến trường.

Vũ khí thời tiết HAARP

HAARP là tên gọi của Chương trình Nghiên cứu hoạt động cực quang cao tần, do không quân và hải quân Mỹ bảo trợ. Trên cơ sở ứng dụng sóng điện từ tần số thấp, loại vũ khí được chế tạo trong khuôn khổ chương trình HAARP có khả năng chế ngự khí hậu, tạo ra những thay đổi thời tiết tại khu vực tác chiến, như lũ lụt, động đất.

HAARP là loại vũ khí hết sức nguy hiểm, có khả năng làm thay đổi bộ mặt trái đất, nên bị các tổ chức bảo vệ môi trường ở Mỹ phản đối quyết liệt.

Robot chiến trường

Trong cuộc chiến Afghanistan, quân đội Mỹ đã sử dụng robot có tên là Packbot thực hiện những sứ mệnh nguy hiểm thay con người, như kiểm soát các bãi chiến trường sau trận chiến, thám sát các toà nhà, hang động, đánh giá các chất độc hại trên chiến trường.

Cũng trong cuộc chiến Afghanistan, lần đầu tiên quân đội Mỹ sử dụng robot Hermes để len lỏi vào các hang động săn lùng lực lượng, khí tài của quân khủng bố. Hermes di chuyển nhờ hai bánh kéo bằng dây xích như bánh xe tăng, trên thân đặt hai máy camera.

Những hình ảnh quay được sẽ được truyền bằng sóng điện từ cho người điều khiển ở ngoài hang. Bánh xích của robot có thể vượt qua mọi chướng ngại vật, len lỏi qua những khe rất nhỏ mà con người không qua được, tránh được hơi độc, chất độc có thể gây thương vong cho binh sĩ.

Robot Hemes còn được dùng để trinh sát hay dò mìn, giúp cho binh sĩ tránh những cuộc phục kích hay mìn bẫy sát thương. Với mìn bẫy gài trên cao, robot cũng phát hiện được nhờ máy camera. Mỗi robot mang theo 12 camera, nhiều súng tự động hay súng phóng lựu, được điều khiển từ xa. Robot Hermes trị giá 40.000 USD/chiếc.

Quân phục an toàn, chống độc

Trong cuộc chiến Afghanistan, binh sĩ Mỹ được trang bị loại quân phục đặc biệt để thích nghi với khí hậu khắc nghiệt tại đây. Ngoài màu sắc phù hợp với môi trường, bộ quân phục này giúp người lính chịu được cái nóng cháy da ban ngày và cái lạnh thấu da ban đêm. Các binh sĩ còn được trang bị máy liên lạc cá nhân với ống liên hợp gắn vào mũ sắt, ống ngắm hồng ngoại tuyến, mặt nạ phòng độc...

Các chuyên gia Mỹ cũng đã nghiên cứu và chế tạo quân phục ứng dụng công nghệ Nano, giúp tăng độ chịu nhiệt, độ đàn hồi; đặc biệt, có thể giúp người lính an toàn trong trường hợp đối phương sử dụng vũ khí sinh, hoá học.

>>> Đọc tin quân sự thế giới trên VietNamNet

Nguyên Phong

Video Mỹ thử nghiệm vũ khí laser ở Vịnh Aden

Video Mỹ thử nghiệm vũ khí laser ở Vịnh Aden

Theo hãng tin RT, cuộc thử nghiệm trên được Hải quân Mỹ thực hiện ở Vịnh Aden vào ngày 14/12.

Mỹ nghiên cứu vũ khí năng lượng tạo mái vòm phòng vệ tên lửa

Mỹ nghiên cứu vũ khí năng lượng tạo mái vòm phòng vệ tên lửa

Không quân Mỹ đang nghiên cứu vũ khí “năng lượng định hướng” (DE) với kỳ vọng có thể tạo được trường lực tiêu diệt cả tên lửa đạn đạo và tên lửa hạt nhân của kẻ thù.