Trong số họ, không thể không nhắc đến Nguyên soái Liên Xô, hai lần Anh hùng Liên Xô Alesander Mikhailovich Vasilevsky, người được xem là nhà cầm quân số hai sau Nguyên soái Zhukov.

Trưởng thành từ một người lính, khi chiến tranh Vệ quốc bắt đầu, Vasilevsky đang công tác tại Bộ Tổng tham mưu với cương vị Cục phó Cục Tác chiến, mang quân hàm thiếu tướng. Sau đó, ông lần lượt được bổ nhiệm làm Phó tổng Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến; Tổng Tham mưu trưởng kiêm Thứ trưởng Quốc phòng; Tư lệnh Phương diện quân kiêm Uỷ viên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Tối cao; rồi Tổng Tư lệnh Lực lượng quân đội Liên Xô tại Viễn Đông.

{keywords}
Nguyên soái Liên Xô Alesander Mikhailovich Vasilevsky. Ảnh: Sputnik

Với cương vị Tổng Tham mưu trưởng, Vasilevsky phụ trách việc lập kế hoạch và vạch ra những chiến dịch quy mô rất lớn của Hồng quân Liên Xô; chỉ đạo giải quyết những công việc quan trọng nhất nhằm bảo đảm cho mặt trận những thứ cần thiết. Với tài năng được nảy nở và phát triển trong quá trình chiến tranh, Vasilevsky được tin cậy giao làm đại diện tối cao Đại bản doanh, cùng Nguyên soái Zhukov trực tiếp chỉ đạo, phối hợp hầu hết các chiến dịch lớn có tính chất chiến lược của Hồng quân.

Trong trận Stalingrad (tháng 7/1942 - tháng 2/1943), giai đoạn đầu, khi Hồng quân buộc phải rút lui trước cuộc tiến công điên cuồng của quân Đức và khi thành phố Stalingrad có nguy cơ bị rơi vào tay quân phát xít, Tổng tham mưu trưởng Vasilevsky được nhà lãnh đạo Stalin phái đến mặt trận, trực tiếp chỉ đạo Phương diện quân Stalingrad tổ chức phòng thủ thành phố.

Những nỗ lực và hi sinh của bộ đội đã mang lại kết quả, địch bị rối loạn trong hoạt động và tạm thời mất khả năng tấn công.

Khi thành phố bị bao vây, Vasilevsky cùng với Zhukov sau một đêm thức trắng bàn bạc, đã cùng đưa ra phương án tốt nhất trong tình hình lúc bấy giờ: tổ chức phản công mãnh liệt ở sườn phía Nam mặt trận, chọc thủng phòng tuyến địch rồi chuyển sang bao vây chúng.

Đến khi cánh quân Stalingrad của quân Đức bị bao vây, chính Vasilevsky là người đưa ra phán đoán: Hitler thế nào cũng sẽ gấp rút dùng mọi biện pháp từ bên ngoài chi viện tối đa cho quân bị bao vây. Vì thế, Hồng quân cần cấp tốc thanh toán cánh quân địch bị bao vây và giải phóng lực lượng đang bận vào chiến dịch đó.

Trước khi giải quyết nhiệm vụ căn bản này, cần cô lập hẳn cánh quân bị vây, ngăn không cho bọn Đức đưa thêm quân đến... Ý kiến này của Vasilevsky được Đại bản doanh tán thành, và thực tiễn sau này cho thấy phán đoán đó là chính xác. Hồng quân đã tổ chức bủa vây quân Đức bằng hai lớp – lớp trong là tuyến bao vây trực tiếp; lớp ngoài là tuyến đánh địch đột kích giải vây cho đồng bọn từ bên ngoài.

Giai đoạn cuối của trận đánh, có ý kiến cho rằng cánh quân bị vây của Paulus giống như “con thỏ sa bẫy”, không còn gì đáng lo ngại, do vậy chỉ cần bố trí một lực lượng nhỏ cảnh giới xung quanh, còn đại quân chuyển sang hướng Rostov trên Sông Đông để cắt đường rút lui của quân Đức từ Bắc Kavkaz. Vasilevsky đã kịch liệt phản đối ý kiến ấy.

Ông cho rằng dù đã bị suy yếu, nhưng cánh quân của Paulus vẫn có những phương tiện kỹ thuật chiến đấu mạnh và hoàn toàn chưa mất khả năng chiến đấu. Cách tốt nhất là tiếp tục bao vây, đồng thời thực hiện đột kích chia cắt quân địch thành hai mảng rồi lần lượt xoá sổ từng mảng một. Stalin đã bác bỏ phương án “mở cổng” cho Paulus và nhất trí với đề xuất của Vasilevsky.

Tháng 2/1945, Vasilevsky được chỉ định làm Tư lệnh Phương diện quân Belorussia 3, tham gia chiến dịch tiến công Đông Phổ. Hành động mau lẹ của Phương diện quân Belorussia 3 dưới sự chỉ huy của ông đã kết thúc việc đánh bại quân Đức ở Đông Phổ, chiếm và đưa về cho nước Nga thành phố Konigsberg (nay là thành phố Kaliningrad).

Chiến dịch Đông Phổ đã chứng tỏ sức mạnh chiến đấu hùng hậu và sự trưởng thành về nghệ thuật quân sự của các LLVT Liên Xô, nhất là trong tác chiến chính diện nhằm vào một kẻ địch mạnh có trận địa phòng ngự được chuẩn bị rất tốt, có hệ thống công sự và hoả lực rất mạnh trên địa hình hết sức thuận lợi cho chúng.

Hitler đã không thể chịu được cái nhục mất thành phố pháo đài mà y tuyên bố là tốt nhất trong toàn bộ lịch sử nước Đức, là “thành trì bất khả xâm phạm của tinh thần Đức”. Trong cơn tức giận bất lực, Hitler đã kết án tử hình vắng mặt chỉ huy trưởng Konigsberg.

Mùa hè 1945, Vasilevsky được Stalin tin tưởng bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh Quân đội Liên Xô tại Viễn Đông. Trong chiến dịch Mãn Châu Lí kéo dài 24 ngày đêm trên một mặt trận dài trên 5.000km, lực lượng gồm 3 phương diện quân dưới quyền chỉ huy của ông phối hợp cới các đơn vị QĐND Mông Cổ đã đánh tan đạo quân Quan Đông của phát xít Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên.

Chiến thắng của Quân đội Liên Xô ở Viễn Đông đã buộc Nhật Bản phải đầu hàng, chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ Hai, góp phần thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á.

Sau chiến tranh, Vasilevsky đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Bộ các LLVT (Bộ Quốc phòng) Liên Xô. Ông hai lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, hai lần được tặng Huân chương Chiến thắng (Huân chương cao quý dành riêng cho các tướng lĩnh cao cấp), tám Huân chương Lê-nin và nhiều huân, huy chương khác (trong đó có 14 huân chương của nước ngoài).

Vasilevsky mất tháng 12/1977 và được an táng tại Moscow, trên Quảng trường Đỏ.

Nguyên Phong

Liên Xô 'lỡ' cơ hội giải thoát nhà tình báo lừng danh ở Nhật?

Liên Xô 'lỡ' cơ hội giải thoát nhà tình báo lừng danh ở Nhật?

Việc các nước tìm cách giải thoát hay trao đổi những điệp viên đã bị lộ là việc bình thường trong thế giới tình báo.

Nguyên nhân tổ điệp báo lừng danh Liên Xô ở Nhật bị lộ

Nguyên nhân tổ điệp báo lừng danh Liên Xô ở Nhật bị lộ

Thời gian cuối hoạt động ở Tokyo (Nhật Bản), công việc chồng chất đã khiến cho Richard Sorge và đồng đội trong tổ điệp báo RAMSAI không còn thời gian nghĩ đến khâu bảo mật.