Một tham vọng to lớn

Ngày 18/12/1940, Hitler ký Mật lệnh số 21 phê duyệt kế hoạch này. Theo đó, cuộc tấn công liên Xô sẽ phải bắt đầu trước tháng 5, tháng 6/1941.

Kế hoạch Barbarossa dự định tấn công và đánh chiếm Liên Xô trong một thời gian ngắn, trước khi kết thúc chiến tranh với Anh. Mục tiêu là trong vòng vài tháng, thậm chí vài tuần lễ tiêu diệt Hồng quân Liên Xô, chiếm đóng những vùng đất đai quan trọng và buộc Liên Xô phải đầu hàng.

{keywords}
Ảnh: RT

Áp dụng chiến thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” (Blitzkrieg), quân Đức sẽ triển khai tấn công Liên Xô theo 3 hướng: bắc, trung tâm và nam. Cụm quân phía Bắc sẽ tấn công qua vùng Baltic để chiếm Leningrad. Cụm quân Trung tâm có nhiệm vụ đánh chiếm Moscow qua đường Belorussia và khu vực Smolensk. Cụm quân phía Nam đánh chiếm Kiev, Kharkov, Stalingrad và khu vực dầu mỏ tại Kavkaz.

Hai mươi ngày sau khi bắt đầu chiến tranh, các đơn vị Đức Quốc xã sẽ phải tiến đến tuyến Moghilev – Dniepr và đánh chiếm Moscow trước mùa thu 1941. Như vậy, mỗi ngày các đơn vị quân Đức sẽ hành tiến 30-40 km trên lãnh thổ Liên Xô.

Hitler yêu cầu các tướng lĩnh Đức ngay trong những ngày đầu cuộc chiến phải tiêu diệt các cụm quân chủ yếu của Hồng quân để Liên bang Xô-viết trở thành “người khổng lô chân đất”. Quân đội Đức phải tiến nhanh về phía đông, sao cho máy bay tầm xa của Không quân Liên Xô không thể bay tới lãnh thổ nước Đức. Giới tuyến cuối cùng về phía đông sẽ là hành lang Arkhalgensk – Volga, sau khi đạt được, sẽ xây dựng những công trình phòng thủ vững chắc ngăn cách với vùng lãnh thổ châu Á của Liên Xô.

Hitler tin rằng ngay sau khi quân Đức giành những thắng lợi đầu tiên, Liên Xô sẽ rơi vào cảnh “nồi da xáo thịt”; cả nước sẽ bùng phát những vụ bạo động cùng tình trạng vô chính phủ và phân rã thành những “vương quốc” thù địch nhau, chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) sẽ hoàn toàn sụp đổ. Người Đức sẽ được di cư đến Ukraina, Belorussia và khu vực châu Âu của nước Nga để khai phá tài nguyên những khu vực này. Người dân bản địa sẽ trở thành dân loại hai.

Hitler tỏ ra không quan tâm đến vùng lãnh thổ châu Á của Liên Xô (khu vực Siberia và Viễn Đông), mà chỉ xây dựng hệ thống phòng thủ chắc chắn ngăn cách với vùng này. 

Barbarossa “phiên bản 2”

Ngày 11/6/1941, Hitler ký Mật lệnh số 32, xác định những mục tiêu tiếp theo sau khi hoàn thành Kế hoạch Barbarossa.

Theo đó, sau khi chinh phục Liên Xô, dự kiến chỉ để một bộ phận quân đội ở lại đây làm lực lượng chiếm đóng, đại bộ phận sẽ tiến về phía đông nam. Hitler không chỉ tính đến việc tràn vào Ấn Độ để trục xuất người Anh khỏi nơi đây, mà còn đề ra mục tiêu chinh phục khu vực Bắc Phi, Ngoại Kavkaz, Afghanistan, Trung Đông…

Nước Đức sẽ kiểm soát, làm chủ những tuyến hàng hải quan trọng nhất, bao gồm kênh đào Suez và eo biển Gibraltar để phong tỏa con đường dẫn vào Địa Trung Hải; vùng ảnh hưởng của Anh sẽ bị thu hẹp đáng kể. Nhưng muốn vậy, nước Đức trước hết cần làm chủ khu vực biển Caspi và các nguồn dầu mỏ to lớn ở Azerbaijan, lấy nơi đây làm bàn đạp để bắt đầu tấn công vào đế chế Anh.

Mật lệnh số 32 yêu cầu quân đội Đức triển khai tấn công cùng lúc theo nhiều hướng, không chỉ theo đường bộ mà còn theo đường biển, trong đó, có sự tham gia của các đơn vị phát xít Ý.

Hitler còn đưa ra khả năng lợi dụng phong trào dân tộc tại các nước Ảrập đang muốn giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Anh. Riêng khu vực thuộc địa Anh ở Tây Phi, Đức sẽ dành cho “nước bạn Pháp” (đã đầu hàng Đức).

Điều 4 của Mật lệnh số 32 còn nêu rõ: “Sau khi hoàn tất các chiến dịch phía đông, sẽ tái thực hiện ở quy mô đầy đủ nhất cuộc phong tỏa nước Anh bằng hải quân và không quân”. Nghĩa là, trong trường hợp Kế hoạch Barbarossa thành công thì mục tiêu tiếp theo lại sẽ là nước Anh, sau đó có thể là nước Mỹ - đồng minh số 1 của Anh.

Mờ sáng ngày 22/6/1941, quân phát xít Đức bất ngờ tấn công Liên Xô, với sự tham gia của 3,6 triệu binh lính Đức và đồng minh. Chiến sự kéo dài từ biển Baltic tới Biển Đen, trải dài tới 2.130km.

Mặc dù quân Đức đã giành được một số thắng lợi ở cấp độ chiến thuật, chiếm được phân nửa vùng lãnh thổ châu Âu của Liên Xô, trong đó có một số trọng điểm kinh tế quan trọng, nhưng không hoàn thành mục tiêu đề ra.

Việc cho rằng Liên Xô sẽ nhanh chóng đầu hàng chính là sai lầm lớn nhất của Hitler. Ông ta đã coi thường tiềm lực quân sự cũng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân Liên Xô. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của Kế hoạch Barbarossa.

Nguyên Phong

Giới an ninh Ấn Độ quan ngại về vùng phi quân sự mới với Trung Quốc

Giới an ninh Ấn Độ quan ngại về vùng phi quân sự mới với Trung Quốc

Thỏa thuận thiết lập các khu vực phi quân sự mới dọc theo biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trên dãy Himalaya đã gây quan ngại đối với một số quan chức an ninh của New Delhi.

Video phòng không Syria chặn 'mưa tên lửa' từ Israel

Video phòng không Syria chặn 'mưa tên lửa' từ Israel

Truyền thông Syria đưa tin, các lực lượng nước này vừa đẩy lui màn tấn công tên lửa dồn dập nhắm vào thủ đô Damascus chỉ 3 ngày sau khi Mỹ tiến hành không kích lãnh thổ Syria.