Phòng thủ tầm trung và xa

Từ nhiều năm, Israel âm thầm thực hiện chương trình quốc gia phát triển một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đường đạn tầm trung và xa, thực chất là loại tên lửa Scud.

Cuối những năm 1980, tổ hợp tên lửa Arrow do hãng IAI đề xuất đã được lựa chọn dùng cho việc đánh chặn giai đoạn cuối. Để duy trì hiệu quả chống “các mối đe dọa đang được cải tiến”, tổ hợp tên lửa Arrow tiếp tục được nâng cấp theo chu trình tăng dần (spiral), bảo đảm cho chúng luôn đón đầu các mối đe dọa và tích hợp vào mạng lưới phòng thủ nhiều lớp.

Kể từ khi đưa vào trang bị lần đầu, tổ hợp tên lửa Arrow đã nhiều lần được đổi mới phần mềm, từ tổ hợp Block-1 đến Block-4. Nhiều máy tính điện tử tiên tiến được thiết kế, giúp nâng cao được tính năng đồng thời hạ thấp giá thành của tổ hợp. Những phiên bản càng về sau càng mở rộng phạm vi đánh chặn của tên lửa, kể cả đối với “mối đe dọa bất thường khó lường trước”.

{keywords}
Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel. Ảnh: Reuters

Riêng tổ hợp Block-4 có khả năng đánh chặn đồng thời trên 5 tên lửa đang bay đến trong vòng 30 giây, và có khả năng phân biệt đầu đạn thật và giả. Khả năng này hiện chỉ có Nga và Mỹ có thể đạt được.

Một thành phần quan trọng trong chương trình là Trung tâm điều khiển hoả lực/ quản lý tác chiến Citron Tree do hãng Tadiran Systems phát triển, được đánh giá là một trong những hệ thống trung tâm mạng tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Mạng tính toán này được xây dựng xung quanh phần mềm ứng dụng đồ sộ với khoảng 2 triệu dòng mã lệnh thực hiện những phép tính thời gian thực phục vụ việc đánh chặn; phân chia các bệ phóng cho các mối đe dọa cụ thể; đánh giá hiệu quả cũng như khả năng có thể xảy ra những mối đe dọa mới sau mỗi đợt đánh chặn.

Trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh (1991) và Iraq (2003), Israel đã kiểm tra khả năng làm việc liên thông của trung tâm mạng, qua việc tích hợp với các đơn vị tên lửa phòng không và phòng thủ tên lửa hải quân của Mỹ và liên quân.

Phòng thủ tầm gần

Trong các cuộc đối đầu với lực lượng Hezbollah (kể cả trong cuộc chiến tháng 8/2006), Israel đã không tìm được cách đối phó hợp lý với các vũ khí chiến thuật như rocket tầm gần Kachiusha và Kassam.

Trong bối cảnh đó, Bộ Quốc phòng Israel đã yêu cầu công ty quốc phòng Rafael phát triển một hệ thống phòng thủ tên lửa mới mang tên Iron Dome (Vòm Sắt) nhằm đối phó hiệu quả với các loại tên lửa của đối phương. Ngày 27/3/2011, Vòm Sắt chính thức được triển khai và chỉ 10 ngày sau đã chặn thành công một tên lửa Grad phóng từ dải Gaza.

Vòm Sắt là hệ thống phòng không nhiều lớp, nòng cốt là tổ hợp đánh chặn phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối mới mang tên Stunner (theo tiếng Israel là David’s Sling), được thiết kế để đánh chặn tên lửa và rocket ở cự ly từ 40-200km.

Tổ hợp được chế tạo dựa trên công nghệ tên lửa không đối không đầu tìm tạo ảnh hồng ngoại hai dải sóng Python của Rafael, công nghệ tên lửa chiến thuật tiên tiến chi phí thấp của Raytheon, và radar do chi nhánh Elta Systems của tập đoàn IAI phát triển. Giống như hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ, đây là loại tên lửa được điều khiển khí động học.

Một chương trình khác được thiết kể để chống các tên lửa tầm rất gần (từ 3-10km) là phiên bản triển khai trên mặt đất của tổ hợp vũ khí tầm gần lắp trên tàu hải quân Phalanx, có khả năng “khóa” rocket hoặc đạn cối đang bay tới và bắn hạ chúng bằng hoả lực pháo 20mm. Mỗi làng, khu dân cư… phải triển khai từ 2 đến 4 hệ thống Phalanx để bảo vệ.

Hỗ trợ cho hệ thống này, cần thực hiện giám sát những khu vực đối phương có khả năng phóng rocket, phát hiện những bệ phóng rocket được nguỵ trang, tính toán quỹ đạo đường đạn và vẽ đồ thị mục tiêu dự kiến của chúng, từ đó đưa ra những cảnh báo đề phòng.

Gần đây, Israel đã thử nghiệm thành công phiên bản nâng cấp của hệ thống Vòm Sắt, cũng do Rafael chế tạo.

Vũ khí laser

Israel đang tính toán khả năng phục hồi dự án Nautillus nhằm phát triển phương tiện diệt tên lửa bằng chùm tia laser. Từng được tiến hành vào những năm 1990 nhưng bị ngừng lại do những trở ngại về ngân quỹ, dự án mới này mang tên Sky Guard và do hãng Northrop Grumman thực hiện.

Theo Tiến sĩ Oded Amichal, người có vai trò chủ chốt trong phát triển vũ khí laser của Israel, với hai pháo laser hoá học loại Nautillus sẽ bảo vệ hiệu quả khu vực phía bắc Israel và vùng sa mạc Negev phía Nam; việc bảo vệ khu vực phía Bắc chống tên lửa tầm gần cần tới 12 đơn vị.

Với sự hỗ trợ của các bộ cảm biến tiên tiến bám theo quỹ đạo bay của tên lửa hoặc rocket và xác định điểm rơi của chúng, các hệ thống phòng thủ hoàn toàn có khả năng đánh chặn được những vũ khí gây nguy hiểm cho các trung tâm dân cư hoặc các mục tiêu giá trị cao…

Nhiều chuyên gia Israel cho rằng laser hoá học an toàn hơn so với laser thể rắn (laser bán dẫn), do vậy có thể ứng dụng để chế tạo một hệ thống phòng thủ rocket, đạn pháo và đạn cối đa năng, giá thành thấp, vận hành đơn giản.

Mặc dù chưa thể thay thế các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay, nhưng tổ hợp phòng thủ kiểu này giúp cho các hệ thống phòng không đối phó được những mối đe dọa mới ngày càng nhỏ và “tàng hình” hơn như bom, đạn chính xác cao, tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái vũ trang.

Nguyên Phong

Những phương tiện chiến đấu định hình quân sự Nga 2021

Những phương tiện chiến đấu định hình quân sự Nga 2021

Nước Nga những năm gần đây luôn đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, và các vũ khí sau được hãng tin RT nhận định sẽ định hình cơ cấu tác chiến trong năm 2021.

Mỹ bất ngờ rút tàu sân bay khỏi Trung Đông

Mỹ bất ngờ rút tàu sân bay khỏi Trung Đông

Động thái diễn ra trong bối cảnh Không quân Mỹ vừa điều hai 'pháo đài bay’ B-52 tới Trung Đông, nhằm đề phòng Iran.