Máy bay không người lái Bayraktar TB2

{keywords}
Ảnh: AP

Những chiếc máy bay không người lái do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất này xuất hiện nổi bật trong các video ghi lại tình hình chiến sự khi Nga mới phát động chiến dịch tấn công ở Ukraine. Chúng đã thực hiện một số cuộc tập kích thành công vào các xe tăng và xe bọc thép của Nga. Chúng trở nên kém hiệu quả hơn sau khi Nga thiết lập hệ thống phòng không trên chiến trường.

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu bán máy bay không người lái TB2 cho Ukraine vào năm 2019. Các quan chức ở Ankara từ chối tiết lộ số lượng, nhưng các ước tính độc lập cho biết Ukraine đang sở hữu tới 50 chiếc TB2. Aaron Stein, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ đã mô tả chúng là “Toyota Corolla của máy bay không người lái”.

Máy bay không người lái Switchblade

{keywords}
Ảnh: Cover-Images.com

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dành sự trợ giúp "chưa từng có" cho Ukraine, bao gồm cả 100 máy bay không người lái Switchblade phát nổ khi va chạm. Mỗi máy bay không người lái này được gấp gọn vào một bệ phóng súng cối hạng nhẹ. Khi được bắn đi, các cánh của máy bay sẽ mở ra và được dẫn hướng đến mục tiêu. Phiên bản mạnh nhất di chuyển với tốc độ 185 km/h và có phạm vi hoạt động hơn 80km. Phiên bản nhẹ hơn có phạm vi hoạt động khoảng 10km.

Các tên lửa phòng không Stinger

{keywords}
Ảnh: EPA

Gói viện trợ khí tài mới nhất của Mỹ, trị giá 800 triệu USD, bao gồm 800 tên lửa phòng không Stinger. FIM-92 Stinger là "hệ thống phòng không vác vai", thường được binh lính dưới mặt đất sử dụng nhưng chúng cũng có thể được bắn từ máy bay trực thăng. Loại vũ khí này được coi là rất quan trọng đối với cuộc chiến tranh du kích ở Afghanistan vào những năm 1980. Đức cũng cam kết gửi 500 tên lửa Stinger cho Ukraine.

Các tên lửa chống tăng Javelin

{keywords}
Ảnh: AP

Javelin là hệ thống tên lửa chống tăng sử dụng ảnh nhiệt để tìm mục tiêu. Trong gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine có 2.000 tên lửa loại này. Chúng có thể được bắn từ bệ phóng vác vai hoặc từ mặt đất.

Vũ khí chống tăng di động

{keywords}
Ảnh: Reuters

Nhà Trắng thông báo sẽ gửi 6.000 vũ khí chống tăng di động AT4 cho Kiev. Vũ khí này do Thụy Điển sản xuất, có cỡ nòng 84mm và có tầm bắn 500 mét. Đây là vũ khí dùng một lần nên phải vứt bỏ sau khi bắn. Chúng cũng đòi hỏi binh sĩ sử dụng phải qua đào tạo một chút.

Thêm hàng nghìn vũ khí chống tăng sẽ được các nước châu Âu cung cấp cho Ukraine. Trong đó, Đức cam kết chuyển giao 1.000 chiếc, Na Uy 2.000 chiếc và Thụy Điển 5.000 chiếc.

Tên lửa chống tăng hạng nhẹ NLAW

{keywords}
Ảnh: BI

Anh đã cung cấp cho Ukraine 3.615 vũ khí chống tăng hạng nhẹ tầm ngắn thế hệ tiếp theo (NLAW), do nước này hợp tác với Thụy Điển sản xuất. Thêm hàng trăm tên lửa khác dự kiến ​​sẽ được chuyển giao cho quốc gia Đông Âu, với tổng trị giá gần 160 triệu USD. Tên lửa chỉ nặng 12,5kg và dài hơn 1 mét, giúp bộ binh dễ dàng sử dụng. Chúng có tầm bắn tối đa chỉ 800 mét. Ngoài Anh, Mỹ cũng cam kết viện trợ 1.000 vũ khí chống tăng hạng nhẹ.

Tên lửa phòng không Starstreak

{keywords}
Ảnh: PA

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã hứa cung cấp các vũ khí phòng không tốc độ cao Starstreak cho Ukraine, dù không nói rõ số lượng. Đây nổi tiếng là tên lửa đất đối không tầm ngắn nhanh nhất thế giới. Chúng tăng tốc ngay sau khi rời bệ phóng và có 3 đầu đạn được laser dẫn đường để tăng cơ hội bắn trúng mục tiêu.

Trực thăng Mi-17

{keywords}
Ảnh: EPA

Ba Lan đề xuất chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29 của nước này, một mẫu tiêm kích quen thuộc với các phi công Ukraine, thông qua một căn cứ không quân của Mỹ ở Đức. Washington đã bác bỏ kế hoạch trên, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi các máy bay quân sự khác từ thời Liên Xô cho Ukraine là 5 trực thăng Mi-17.

Tuấn Anh

>>> Cập nhật tình hình chiến sự Nga - Ukraine hôm nay

Nga đang sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Nga đang sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân?

Mỹ và phương Tây nhiều lần bày tỏ quan ngại về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho lực lượng răn đe hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao.