Indonesia
Bộ Chỉ huy các hoạt động tác chiến đặc biệt của lục quân Indonesia (Komando Pasukan Khusus - Kopassus) là lực lượng đột kích chuyên thực hiện các nhiệm vụ như thâm nhập, trinh sát... Họ có thế mạnh trong việc tiến hành các hoạt động chống nổi loạn, chống lật đổ và các nhiệm vụ bảo đảm an ninh nội địa khác.
Ngoài sở chỉ huy, Kopassus còn có các cụm biệt kích dù, đào tạo, tình báo tác chiến, chống khủng bố và bảo vệ tổng thống. Đứng đầu cụm là một đại tá, trong khi nhân viên đều là biệt kích có trình độ chuyên môn cao.
Đặc nhiệm Kopassus. Ảnh: Reuters |
Lực lượng không quân Indonesia (IAF) có đơn vị tinh nhuệ riêng, được gọi là Binh đoàn các lực lượng đặc nhiệm của Không quân (Air Force Special Forces Corps - Paskhas). Giống như các đơn vị tinh nhuệ trong lục quân và hải quân, Paskhas là một đơn vị chiến đấu có khả năng hoạt động trên bộ, trên biển và trên không. Hiện nay, Paskhas có khoảng 6.000 quân.
Ngoài ra, trong thành phần Lực lượng tấn công phản ứng nhanh của Không quân Indonesia còn có Satgas Atbara. Đây là một đơn vị tinh nhuệ chuyên làm nhiệm vụ giải cứu con tin trong các vụ không tặc, nhiệm vụ chống khủng bố ở các căn cứ của Không quân Indonesia.
Komando Pasukan Katak gọi tắt là Kopaska thành lập ngày 31/3/1962. Ban đầu, binh sĩ lực lượng này chủ yếu thực hiện chức năng cưỡi lên quả ngư lôi, điều khiển nó cho đến khi đánh trúng tàu địch. Lực lượng này hiện có khoảng 300 quân, được chia thành hai phân đội.
Một phân đội được giao cho Hạm đội Miền Tây, đóng ở Jakarta. Phân đội còn lại được giao cho Hạm đội Miền Đông, đóng ở Surabaya, Đông Java. Trong thời bình, binh sĩ của Kopaska được triển khai thành những nhóm 7 người làm nhân viên an ninh bảo vệ các yếu nhân (VIP).
Kopaska bị ảnh hưởng mạnh bởi các đội hải, không, bộ (SEAL) của Hải quân Mỹ. Hàng năm, Kopaska cử một số nhân viên tới Colorado, California và Virginia để tham gia các khóa huấn luyện của SEAL.
Chi đội đặc biệt 88 (Densus 88), là một đội chống khủng bố của Indonesia, trực thuộc Cảnh sát quốc gia Indonesia. Được thành lập vào ngày 30/6/2003 sau vụ đánh bom Bali năm 2002, đơn vị này được Mỹ cung cấp tài chính, trang bị, và huấn luyện. Đơn vị hoạt động khá thành công trong việc chống lại các nhóm khủng bố có mối liên hệ với phong trào Hồi giáo Jemaah Islamiyah (JI) ở Trung Java.
Singapore
Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) được huấn luyện thường xuyên với Delta, các đơn vị biệt kích lục quân và các đơn vị SEAL của Hải quân Mỹ. Đây được xem là một lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, chủ yếu làm nhiệm vụ giải cứu con tin, chống khủng bố, trinh sát và các hoạt động tác chiến đặc biệt mang tính chiến lược.
Những người lính của Lực lượng tác chiến đặc biệt Singapore được huấn luyện tác chiến trong rừng nhiệt đới, có thể triển khai bằng đường bộ, đường không và đổ bộ đường thủy, chuyên sâu về nhảy dù, lặn và xâm nhập trên bộ tầm xa. Họ được huấn luyện nhiều khoa mục để sử dụng được tất cả các loại vũ khí và trang bị, mặc dù mỗi người lính đều được phân công nhiệm vụ chuyên biệt trong đội.
Một trong những sứ mệnh thành công của SOF Singapore là giải cứu cho chuyến bay số 117 của Hãng hàng không Singapore ở sân bay Changi năm 1991. Toàn bộ bốn tên không tặc đã bị tiêu diệt.
Đây là lần đầu tiên SOF bị để lộ trước công chúng. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Singapore chỉ thừa nhận sự tồn tại của SOF vào ngày 20/2/1997, 13 năm sau khi được thành lập và 6 năm sau khi đi vào hoạt động.
Đơn vị tác chiến ngầm hải quân (Naval Diving Unit – NDU) chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ, phá hủy mìn dưới nước và tác chiến biệt kích.
Các thợ lặn của NDU cũng thường xuyên được gửi ra nước ngoài để đào tạo, đặc biệt là cùng với các lực lượng đặc nhiệm Lục quân Mỹ, các đơn vị SEAL của Hải quân Mỹ và Cục Hàng không đặc biệt của Anh. NDU được chia thành một số cụm dựa vào chuyên môn, bao gồm Lặn chiến đấu, Lặn phá mìn, Phá mìn dưới nước, và Trường huấn luyện lặn.
Lực lượng tác chiến đặc nhiệm (Special Operations Task Force – SOTF) được thành lập gần đây là sự kết hợp các đơn vị tinh nhuệ Singapore như biệt kích của lục quân và NDU của hải quân. SOTF chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ tác chiến đặc biệt, tác chiến chống khủng bố, các hoạt động tác chiến “không dự đoán trước được” và đối phó với các mối đe dọa an ninh khác.
Ngoài đảm bảo an ninh nội địa, SOTF còn làm nhiệm vụ hỗ trợ đảm bảo an ninh quốc tế, đặc biệt là ở các vùng biển, như chặn bắt các tàu bị nghi ngờ chở các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt hay khống chế các tàu ngầm. SOTF cũng là lực lượng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc di tản công dân Singapore ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đến nơi an toàn, và các hoạt động giải cứu khác.
Nguyên Phong
Sức mạnh của hung thần ‘thú mỏ vịt’ ám ảnh quân khủng bố IS
Trong những ngày đầu tham chiến tại Syria, máy bay Su-34 đã chứng tỏ sức mạnh trên chiến trường trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Dàn xe tăng bí ẩn của Triều Tiên khiến giới chuyên gia kinh ngạc
Quan sát lễ duyệt binh của Triều Tiên hôm 10/10, truyền thông thế giới không chỉ dồn sự chú ý vào ICBM "quái vật" mà còn thấy ngạc nhiên với dàn xe tăng mới tinh.