Lực lượng Hải quân Mỹ dự kiến trang bị vũ khí siêu thanh trên các tàu ngầm mang tên lửa hành trình trước tiên và các tàu chiến lớp Zumwalt sẽ nằm trong gói này, theo Đô đốc Hải quân Mike Gilday chia sẻ tại một sự kiện của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách vào hôm 27/4.

Đô đốc Gilday cho biết: “Mục tiêu nghiên cứu và phát triển lớn nhất của chúng tôi trong lĩnh vực siêu âm là đủ khả năng trang bị các thiết bị loại này vào năm 2025 cho các tàu mặt nước và sau đó là trên tàu ngầm Block V (lớp Virginia)”. Trang bị thiết bị siêu vượt âm cho tàu khu trục lớp Zumwalt là “bước đi quan trọng” để biến những con tàu này thành các bệ phóng.

Các tàu khu trục lớp Zumwalt được thiết kế để chiến đấu ở vùng biển ven bờ, thực hiện nhiệm vụ tấn công trên bộ và hỗ trợ hỏa lực cho hải quân. Vũ khí chính là hệ thống súng tiên tiến, gồm một cặp pháo 155mm. Nhưng việc giảm quy mô của lớp tàu này từ vài chục chiếc xuống còn 3 chiếc khiến giá thành Đạn tấn công đất liền tầm xa (LRLAP) tăng lên gần 1 triệu USD một quả, buộc Hải quân phải đánh giá lại loại vũ khí trang bị và nhiệm vụ của tàu này.

Ba tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân gồm USS Zumwalt, USS Michael Monsoor và USS Lyndon B.Johnson (đưa vào hoạt động trong tương lai) dự kiến sẽ sử dụng cho mục đích tác chiến trên mặt nước ở các vùng “nước xanh” và là nền tảng tấn công của hải quân.

{keywords}
Tàu khu trục lớp Zumwalt phóng tên lửa siêu vượt âm. Ảnh: Hải quân Mỹ

Tên lửa siêu thanh mà Hải quân đang phát triển là loại vũ khí đột kích nhanh thông thường (Conventional Prompt Strike), sử dụng thiết bị lượn siêu vượt âm thế hệ mới (Common Hypersonic Glide Body), đang được Lục quân và Hải quân hợp tác nghiên cứu.

Được quân đội Mỹ thử nghiệm thành công vào tháng 3/2020, thiết bị lượn siêu vượt âm này là một phần của vũ khí siêu vượt âm, giúp mang đầu đạn. Việc phóng thiết bị lượn vẫn cần đến tên lửa đẩy thông thường, phần thân lượn sau đó tách khỏi tên lửa và tiếp tục đi tới mục tiêu. Sau khi tách ra, thiết bị lượn không còn khả năng tăng tốc song vẫn có thể điều khiển hướng bay.

Mặc dù vũ khí siêu vượt âm có khả năng bay với tốc độ ít nhất là Mach 5 nhưng chính khả năng cơ động giúp chúng trở nên đặc biệt nguy hiểm. Các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không hiện đại không được thiết kế để chống lại loại mối đe dọa này.

Vì tên lửa siêu thanh rất khó bị đánh bại nên những vũ khí này đã trở thành một lĩnh vực cạnh tranh chiến lược chính giữa Mỹ với các đối thủ là Trung Quốc và Nga.

Trước khi Hải quân Mỹ có thể trang bị tên lửa siêu thanh cho các tàu khu trục lớp Zumwalt, họ không chỉ cần hoàn thành việc phát triển loại vũ khí này mà còn phải tìm cách tích hợp nó trên các tàu khu trục vốn không có hệ thống phóng thẳng đứng đủ lớn cho chúng.

Vào giữa tháng 3, Hải quân Mỹ đã gửi một đề nghị để yêu cầu các đối tác cung cấp các giải pháp để cấu hình lại tàu khu trục lớp Zumwalt, giúp nó có thể mang tên lửa siêu vượt âm lớn hơn. Hải quân Mỹ mong muốn các đối tác có thể sản xuất loại mô-đun trọng tải tiên tiến, có thể mang theo tên lửa siêu thanh. 

Trong phát biểu vào hôm 27/4, Đô đốc Gilday cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng các tàu khu trục lớp Zumwalt có khả năng sinh ra sức mạnh lớn đáng kể để hỗ trợ các thiết bị phóng nhằm ngăn chặn các mối đe dọa mới xuất hiện.

Video: Hải quân Mỹ

Theo Báo Tin tức

Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga

Sức mạnh hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga

S-300 là "họ" hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổ hợp NPO Almaz nghiên cứu phát triển, được Liên Xô triển khai lần đầu vào cuối những năm 1970.

Ấn Độ nghi Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không sát biên giới

Ấn Độ nghi Trung Quốc triển khai tên lửa phòng không sát biên giới

Trung Quốc được cho là đã triển khai nhiều hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 tới gần vùng tranh chấp Ladakh nằm gần biên giới Ấn Độ.