Trước đó, truyền thông Thái Lan, dẫn lời một quan chức an ninh giấu tên, cho biết quân đội nước này đã cung cấp khoảng 700 bao gạo cho các đơn vị quân đội Myanmar ở biên giới hai nước theo mệnh lệnh của chính phủ. 

Cũng theo nguồn tin trên, các đơn vị quân đội Myanmar gần biên giới với Thái Lan được nhận tiếp tế vốn đang bị cô lập bởi các lực lượng thuộc Liên minh Quốc gia Karen (KNU), một nhóm vũ trang dân tộc thiểu số từng tuyên bố đứng về phe người biểu tình.

{keywords}
Một binh sĩ Thái Lan tuần tra dọc biên giới với Myanmar. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, phía lực lượng vũ trang Thái Lan đã ngay lập tức bác bỏ thông tin này.

“Quân đội Thái Lan chưa từng tiếp tế cho quân đội Myanmar, và chưa từng được quân đội Myanmar liên hệ để yêu cầu bất kỳ sự hỗ trợ nào, vì họ có danh dự của riêng mình”, Thiếu tướng Amnat Srimak, chỉ huy Lực lượng Naresuan của Thái Lan, cho biết hôm 20/3. 

“Nếu có bất cứ điều gì xảy ra, thì tôi cho rằng đó chỉ là các hoạt động thương mại diễn ra thường xuyên tại các cửa khẩu ở biên giới hai nước. Chúng tôi sẽ không ngăn chặn các hành vi này nếu chúng không vi phạm pháp luật và tuân theo các thủ tục hải quan".

Theo hãng thông tấn Reuters, người phát ngôn Chính phủ Thái Lan và quân đội Myanmar hiện chưa đưa ra phản hồi trước các thông tin này.

Việt Anh

Thêm người biểu tình thiệt mạng, phe đối lập muốn tòa quốc tế điều tra quân đội Myanmar

Thêm người biểu tình thiệt mạng, phe đối lập muốn tòa quốc tế điều tra quân đội Myanmar

Ít nhất một người biểu tình đã thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar hôm 19/3, giữa lúc các nhà lập pháp bị lật đổ cân nhắc yêu cầu Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) điều tra quân đội nước này.

Hàng nghìn dân Myanmar rời bỏ khu công nghiệp Yangon đi lánh nạn

Hàng nghìn dân Myanmar rời bỏ khu công nghiệp Yangon đi lánh nạn

Hàng nghìn người sống trong khu công nghiệp ngoại ô Yangon, Myanmar đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn do bạo lực bùng phát.