Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Bộ Thương mại Mỹ ngày 21/12 đã công bố danh sách các công ty được xếp vào nhóm "người dùng quân sự cuối" (MEU) bao gồm 58 doanh nghiệp Trung Quốc và 45 công ty Nga.
Trong số này có cả Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC), Phòng thí nghiệm phân tích độc chất thuộc Viện Dược học và Độc học cũng như Viện Hải dương học số 2 thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc. AVIC là một doanh nghiệp hàng không vũ trụ quân sự thuộc sở hữu nhà nước và là nhà sản xuất chính của một loại máy bay thương mại then chốt Bắc Kinh đang cố gắng tung ra thị trường;
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross giải thích, việc lập danh sách MEU "nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu sàng lọc khách hàng của họ để phát hiện người dùng cuối quân sự", "tận dụng quan hệ đối tác của Bộ với các công ty Mỹ cũng như các công ty toàn cầu để chống lại những nỗ lực của Trung Quốc và Nga trong việc khai thác công nghệ Mỹ phục vụ các chương trình quân sự gây mất ổn định của họ".
Danh sách MEU sẽ được công khai trưng cầu dân ý vào ngày 22/12 trước khi có hiệu lực. Thông cáo của Bộ Thương mại Mỹ lưu ý, danh sách sẽ không miễn trừ các doanh nghiệp đại lục khỏi các biện pháp hạn chế đã được ấn định trong những quyết định khác của Washington.
Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra một tuyên bố riêng rẽ về các hạn chế thị thực mới, mở rộng phạm vi trừng phạt đối với một số quan chức Trung Quốc.
Ông Pompeo không đề cập cụ thể tên bất kỳ quan chức nào trong danh sách trừng phạt mới.
Tuấn Anh
Ông Trump ra đòn mới chống Trung Quốc
Nhà Trắng thông báo, Tổng thống Donald Trump vừa ký thông qua một dự luật có thể ngăn cản một số công ty Trung Quốc tham gia các sàn giao dịch trong thị trường chứng khoán Mỹ.
Năm 2020 đã định hình quan hệ Mỹ - Trung ra sao?
Năm 2020 chứng kiến căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tăng vọt vì rất nhiều vấn đề.