Theo New York Times, các lãnh đạo Trung Quốc hiện phải vật lộn đối phó với hai kẻ thù cùng lúc là tình trạng lũ lụt hoành hành và làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ hai.

{keywords}
Lũ lụt nhấn chìm thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc. Ảnh: NYT

Trong tuần này, lũ trên sông Dương Tử đã lên đến đỉnh một lần nữa, gây ngập lụt diện rộng ở tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh. Đập Tam Hiệp nằm chắn ngang sông ở cách đó 450km về phía hạ lưu cũng phải hứng lượng nước đổ về kỷ lục kể từ khi công trình được xây dựng vào năm 2003.

{keywords}
 

Theo số liệu Trung Quốc công bố, mực nước ở hồ chứa trong đập Tam Hiệp sáng 21/8 đã lên đến 165,6 mét, tiến gần đến mức tối đa 175 mét sau khi những trận mưa lớn làm dòng chảy của sông Dương Tử tăng lên mức cao kỷ lục và lưu lượng đổ vào đập lên tới 75.000 m3/giây. Để ứng phó, cơ quan quản lý Tam Hiệp một ngày trước đó đã cho mở 11 cửa xả lũ với lưu lượng nước xả xuống hạ lưu lên tới mức 49.200 m3/giây.

{keywords}
Lực lượng cứu hộ mang thực phẩm tiếp tế cho các hộ dân vùng lũ ở Nội Giang, tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: NYT

Các chuyên gia lưu ý, tình trạng lũ lụt năm nay ở Trung Quốc không phải là thảm họa thiên nhiên đơn lẻ mà còn là sự kết hợp của một loạt các đợt lũ nhỏ hơn, diễn ra chậm rãi, gây tổng thiệt hại rất lớn cả về người và của.

Khi đến thăm tỉnh An Huy, một địa phương cũng bị ảnh hưởng thiên tai ở hạ lưu sông Dương Tử hồi đầu tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi chính quyền và người dân tận dụng các kinh nghiệm quý báu sau hàng ngàn năm chống thảm họa thiên nhiên để ứng phó với mưa lũ. Ông ví các nỗ lực cứu trợ thảm họa như “một cuộc sát hạch thực tế đối với hệ thống lãnh đạo và chỉ huy quân đội" của Trung Quốc.

Giới quan sát nhận định, việc ông Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường đích thân thị sát công tác phòng chống thiên tai ở các khu vực bị ảnh hưởng đã nêu bật mức độ nghiêm trọng của mưa lũ.

Trong một đoạn video đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội Trung Quốc, một cư dân ở Trùng Khánh than thở về tổn thất đối với các doanh nghiệp khi họ phải đương đầu với đại dịch nửa đầu năm và lũ lụt vào nửa cuối năm.

Thống kê tính đến trước tuần này cho thấy, lũ lụt đã ảnh hưởng đến 63 triệu dân ở Trung Quốc, phá hủy khoảng 54.000 ngôi nhà và gây thiệt hại trên 26 tỷ USD. Ít nhất 219 người đã thiệt mạng hoặc mất tích.

{keywords}
Binh lính sơ tán người dân ở tỉnh Tứ Xuyên. Ảnh: THX

Tại tỉnh Tứ Xuyên hôm 21/8, một trận lở đất do mưa lớn gây ra đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 6 người trong một làng gần thị trấn Nhã An. Một trận lở đất khác trong cùng khu vực cũng khiến 5 người mất tích.

{keywords}
Nước sông Tuojiang tràn bờ gây ngập lụt ở Tứ Xuyên. Ảnh: NYT

Nhà chức trách cảnh báo, sông Hoàng Hà, con sông dài thứ hai đại lục sau Dương Tử cũng đang hứng chịu nhiều đợt lũ hơn. Theo Bộ Các tài nguyên nước Trung Quốc, mực nước sông Hoàng Hà đoạn chảy qua tỉnh Thiểm Tây hôm 21/8 đã lên cao nhất kể từ năm 1997. Tình trạng nước tràn bờ ở gần 700 con sông nhỏ hơn và các nhánh sông cũng đang gây căng thẳng cho hệ thống đập và đê của nước này.

Tuấn Anh

Ứng phó đỉnh lũ, đập Tam Hiệp lần đầu mở 11 cửa xả

Ứng phó đỉnh lũ, đập Tam Hiệp lần đầu mở 11 cửa xả

Lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp ngày 20/8 ở mức 75.000 m3/giây, đỉnh lũ lớn nhất con đập này từng phải đối mặt.

Tứ Xuyên 'tả tơi' vì mưa lũ, nước cuồn cuộn đổ về Tam Hiệp

Tứ Xuyên 'tả tơi' vì mưa lũ, nước cuồn cuộn đổ về Tam Hiệp

Những cơn mưa xối xả đang vùi dập tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, gây lũ lụt nghiêm trọng chưa từng có và khiến lượng nước khổng lồ cuồn cuộn đổ về phía đập Tam Hiệp.

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.