Chồng chị Surianti đã thiệt mạng trong trận động đất, sóng thần cuối tuần qua. Không có một đám tang nào được diễn ra và thi thể anh được chôn trong một ngôi mộ tập thể.
Lộ diện nghi phạm gửi thư chứa chất kịch độc cho ông Trump
Hình ảnh tàu chiến TQ chặn đầu khu trục Mỹ trên Biển Đông
Mỹ rút khỏi hai thỏa thuận quốc tế, chỉ trích tòa án LHQ
Đó là nơi tuyệt vọng nhất, một hố cát nằm trơ trọi trên một sườn đồi ở ngoại ô thành phố Palu, đảo Sulawesi. Surianti đứng đợi bên một chiếc xe tải chở những chiếc túi đựng thi thể để nói lời từ biệt với chồng mình.
"Cô cảm thấy ổn khi chúng tôi chôn cất anh ấy ở đây chứ?" một quan chức hỏi Surianti. "Không, tôi muốn đưa anh ấy về nhà", chị đáp.
Nhưng nguy cơ về dịch bệnh đồng nghĩa với việc nguyện vọng của chị không được chấp thuận, thay vào đó, chồng chị sẽ được chôn cất cùng với hàng trăm nạn nhân khác trong thảm họa vừa xảy ra.
"Tôi không có gì cả. Chồng tôi đã mất, nhà tôi đã bị phá hủy, chỉ còn lại tôi và con gái", Surianti đau xót nói với phóng viên của Sky News.
Mùi hôi thối của các thi thể đang phân hủy bốc lên nồng nặc nhưng Surianti không rời đi. Chị lặng lẽ ngồi xem cho tới khi chiếc túi đựng thi thể màu vàng mà chị đã cẩn thận đánh dấu được chọn. Đã đến lúc thi thể chồng chị được an táng.
Ảnh: Sky News |
Khi các nhà chức trách đặt chiếc túi xuống sườn đồi bụi mù mịt, chị đã chạy theo sau họ. Chị yêu cầu được cầu nguyện cho người đàn ông mà chị từng kết tóc se duyên. Trong lúc Surianti thì thầm cầu nguyện, thi thể chồng chị được xếp xuống ngôi mộ tập thể.
Chị chỉ biết thổn thức nhìn từng gàu cát phủ kín mộ. Vì đây là một ngôi mộ tập thể nên Surianti chỉ còn cách dùng một cái que để đánh dấu vị trí chồng mình nằm, thay vì dựng bia đá như những ngôi mộ bình thường.
Giờ đây, Surianti đã là một quả phụ. Chị sống trong một túp lều tạm bợ cùng với em gái và con gái do ngôi nhà của họ bị phá hủy.
Ảnh: Sky News |
Trước kia, gia đình Surianti sống tại Petobo. Cả ngôi làng đã trở nên tan hoang chỉ trong chốc lát. Hàng ngàn người, trong đó có cả chồng chị cũng đã biến mất.
"Khi anh ấy vừa đi làm về, mặt đất bỗng dưng rung chuyển, bùn xuất hiện và mọi người đều bỏ chạy. Không có thời gian để giữ lại thứ gì ngoài quần áo mặc trên người", Surianti tâm sự.
Quân đội vẫn đang đào bới dưới những đống đổ nát để tìm kiếm các thi thể chứ không phải để giải cứu vì họ biết không có người sống sót.
Surianti đứng trên mảnh đất nơi từng là mái ấm của mình để tưởng nhớ về ngôi nhà, về người chồng và về cuộc sống cách đây một tuần mà chị đã có.
Sầm Hoa
Điều khủng khiếp nối tiếp động đất, sóng thần ở Indonesia
Số người thiệt mạng vì động đất, sóng thần ở Indonesia đã lên hơn 1.300 và có 200.000 người khác đang chống trọi với cái đói, khát.
Phút kinh hoàng của nạn nhân sóng thần Indonesia
Những người may mắn sống sót sau thảm họa kép động đất - sóng thần ở Indonesia cuối tuần trước không thể nào quên được giây phút kinh hoàng họ đã trải qua.
Indonesia đối mặt thảm họa kép sau động đất-sóng thần
Thành phố Palu trên đảo Sulawesi đã tan hoang sau khi bị sóng thần do động đất tấn công. Thương vong mỗi lúc một tăng khiến các bệnh viện quá tải, không đủ thuốc và các trang thiết bị y tế.
Ngôi mộ dài 100m an táng các nạn nhân sóng thần Indonesia
Các nhà chức trách Indonesia đã bắt đầu đào một ngôi mộ khổng lồ để an táng các nạn nhân của trận động đất, sóng thần tấn công vào miền trung nước này hôm 28/9.
Hình ảnh đặc tả sức tàn phá khủng khiếp của sóng thần ở Indonesia
Nhà cửa đổ nát, những cây cầu bị sập và các nhà thờ ngập nước là những hình ảnh được nhìn thấy từ trên cao sau thảm họa động đất, sóng thần khiến hơn 800 người thiệt mạng tại đảo Sulawesi, Indonesia.