Hãng thông tấn Reuters dựa theo các hình ảnh trên mạng xã hội đưa tin, phương thức biểu tình bằng màu sơn đỏ màu máu, vốn được các nhà hoạt động lên ý tưởng từ đầu tháng này, tiếp tục được nhiều người Myanmar hưởng ứng. Người biểu tình đã tạt sơn trên các đường phố, biển hiệu bên ngoài văn phòng chính phủ, và bôi lên quần áo của họ khi xuống đường. 

{keywords}
Một góc phố tại thị trấn Kalaw bị người biểu tình tạt sơn đỏ hôm 14/4. Ảnh: Myanmar Now

Bên cạnh đó, một số người vẫn tổ chức tuần hành với các biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho Cố vấn nhà nước cao cấp Aung San Suu Kyi, người đã bị quân đội giam giữ kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2. Bà Aung San Suu Kyi hiện đang bị cáo buộc nhiều tội danh khác nhau, với mức án tù có thể lên tới ít nhất 14 năm.

Nhiều hoạt động biểu tình vẫn diễn ra trong bối cảnh Myanmar đang trong kỳ nghỉ tết truyền thống kéo dài 5 ngày, được gọi là Thingyan, bắt đầu từ hôm 13/4. Những người ủng hộ chính phủ dân sự cho biết họ đã lên nhiều kịch bản khác nhau để phản kháng chính quyền quân sự từ giờ cho đến khi kỳ nghỉ chấm dứt. Trong số này có việc hủy bỏ các hoạt động truyền thống trong dịp tết Thingyan, như té nước từ tầng cao xuống đường.

{keywords}
Một góc phố tại thị trấn Kalaw bị người biểu tình tạt sơn đỏ hôm 14/4. Ảnh: Myanmar Now

Myanmar đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nhất trong 10 năm qua, kể từ khi quân đội tiến hành đảo chính, bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng nhiều nhân vật chính phủ cấp cao khác. Các cuộc biểu tình và đình công đẫm máu diễn ra hàng ngày của người lao động thuộc nhiều ngành khác nhau đang khiến kinh tế Myanmar tê liệt.

Hôm 13/4, văn phòng nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho biết họ lo ngại các động thái trấn áp mạnh tay của chính quyền quân sự Myanmar đối với người biểu tình có nguy cơ leo thang thành một cuộc nội chiến như những gì đã từng xảy ra ở Syria. Theo ước tính tổ chức Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, hơn 710 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình kể từ thời điểm đảo chính cho đến nay.

{keywords}
Người biểu tình Myanmar tạt sơn đỏ xuống đường trong một cuộc tuần hành tại Kalay, Sagaing hôm 14/4. Ảnh: Myanmar Now

Tình trạng bất ổn tại Myanmar cũng làm khơi dậy trạng thái thù địch trong quá khứ giữa quân đội chính quy và các lực lượng vũ trang thiểu số đang tranh giành quyền tự trị ở các vùng biên giới. Mới đây nhất, kênh truyền thông Myanmar Now đưa tin các lực lượng chính phủ quân sự đã gặp thương vong nặng nề trong một cuộc tấn công vào các lực lượng vũ trang người Kachin ở phía bắc.

Người phát ngôn của quân đội Myanmar hiện chưa đưa ra bình luận trước vụ việc trên.

Việt Anh

Giao chiến với du kích, tiểu đoàn trưởng quân đội Myanmar tử trận

Giao chiến với du kích, tiểu đoàn trưởng quân đội Myanmar tử trận

Các cuộc giao tranh giữa chính quyền quân đội Myanmar và quân du kích Kachin (KIA) vài ngày qua đã gây ra nhiều thương vong cho cả hai bên.

Quan chức Liên Hợp Quốc đề nghị tới thăm, Myanmar từ chối

Quan chức Liên Hợp Quốc đề nghị tới thăm, Myanmar từ chối

Myanmar đã ghi nhận thêm 10 người thiệt mạng trong hôm 9/4, nâng tổng số người chết liên quan đến các cuộc biểu tình nổ ra sau chính biến lên 614.