Theo Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn hôm 11/4 với chương trình "Gặp gỡ báo chí" của đài NBC. Động thái phản ánh ông có cùng quan điểm với nhiều quan chức khác trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, vốn cũng cáo buộc Bắc Kinh thiếu minh bạch trong những ngày đầu đại dịch mới bùng phát.
Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken. Ảnh: Reuters |
Ông Blinken nói, hành vi của Bắc Kinh đã khiến virus corona chủng mới "vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhân loại nhanh hơn".
Hôm 30/3, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từng tuyên bố, các chuyên gia WHO đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc đại dịch không được "tiếp cận đầy đủ" các dữ liệu. Một báo cáo của WHO, trong đó có các nhà khoa học Trung Quốc tham gia viết và được công bố vào thời điểm đó, kết luận virus corona chủng mới có thể đã được truyền từ dơi sang người thông qua một động vật trung gian khác và việc rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán "cực kỳ ít khả năng" xảy ra.
Ông Ghebreyesus cho rằng, vấn đề cần điều tra thêm. Ngay sau đó, Mỹ, Liên minh châu Âu và một số nước phương Tây khác đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tạo điều kiện để các chuyên gia độc lập "tiếp cận đầy đủ" mọi dữ liệu về việc bùng phát dịch Covid-19 vào cuối năm 2019.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken nhấn mạnh, các sự việc làm nổi bật nhu cầu phải có một hệ thống an ninh y tế toàn cầu lớn mạnh hơn nhằm đảm bảo những chuyện như trên không xảy ra nữa. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế cần "đi đến cùng" nhằm làm sáng tỏ vấn đề trên.
Trung Quốc tiết lộ giải pháp cho vắc-xin nội kém hiệu quả
Tại một cuộc họp mới diễn ra tại Thành Đô, ông Cao Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC Trung Quốc) thừa nhận, các loại vắc-xin ngừa Covid-19 do nước này tự phát triển không mang tới cho người dùng "tỷ lệ bảo vệ cao”.
AP trích dẫn phát hiện mới của các nhà nghiên cứu ở Brazil cho hay, vắc-xin do hãng dược Trung Quốc Sinovac sản xuất chỉ đạt hiệu quả 50,4%, trong khi vắc-xin của Pfizer được kiểm định hiệu quả tới 97% trong phòng ngừa virus.
Ông Cao Phúc tiết lộ, Bắc Kinh đang cân nhắc pha trộn nhiều loại vắc-xin với nhau để tăng cường tính hiệu quả của vắc-xin nội.
Kể từ khi chiến dịch tiêm chủng đại trà cho người dân bắt đầu năm ngoái, Trung Quốc đã tiêm khoảng 161 triệu mũi vắc-xin ngừa Covid-19 cho người dân. Các loại vắc-xin của Trung Quốc đều cần tiêm 2 mũi và nước này đặt mục tiêu tiêm đủ số mũi cần thiết cho 40% trong tổng số 1,4 tỷ dân vào tháng 6.
Tuy nhiên, nhiều người chậm đăng ký tiêm phòng do cuộc sống phần lớn trở lại bình thường ở Trung Quốc và các đợt bùng phát trong nước đang được kiểm soát.
Thái Lan tăng kỷ lục số ca mắc
Thái Lan hôm 11/4 ghi nhận 967 ca mắc mới, mức tăng cao nhất trong một ngày. Song, trong 24 giờ qua, Thái Lan không có thêm ca tử vong mới nào trong bối cảnh nước này đang phải vật lộn chống chọi với làn sóng lây nhiễm thứ 3, chủ yếu do biến thể virus corona chủng mới phát hiện đầu tiên ở Anh gây ra.
Reuters đưa tin, trong số các ca nhiễm mới có tới 236 trường hợp ở Thủ đô Bangkok, tâm chấn của dịch đã lây lan khắp 77 tỉnh của Thái Lan.
Xu hướng gia tăng ca nhiễm xảy ra trước lễ hội té nước Songkran ở xứ sở chùa vàng. Nhà chức trách địa phương 2 năm nay đã ban hành lệnh cấm người dân té nước lẫn nhau trên các đường phố để khống chế dịch.
Nhà chức trách cũng hối thúc mọi người tránh hoạt động đi lại không cần thiết và giảm thời gian tụ tập để giúp vực dậy nên kinh tế sau dịch. Ít nhất 38 tỉnh Thái Lan đã yêu cầu du khách đến từ những vùng nguy cơ cao thực hiện cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh vào Thái Lan. Các tụ điểm giải trí ban đêm như hộp đêm, quán bar, quán karaoke ở Bangkok và các tỉnh lân cận phải đóng cửa cho tới ngày 23/4.
Cảnh sát Thái Lan cho hay, các quản lý ở 2 tụ điểm giải trí ở Bangkok, nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm mới Covid-19 vừa bị kết án 2 năm tù giam vì vi phạm các quy định phòng chống dịch.
Cho đến thời điểm này của tháng 4, Thái Lan có thêm 3.661 ca mắc trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên 32.625 người, bao gồm 97 trường hợp tử vong.
Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:
- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng 12/4 (giờ Việt Nam), đại dịch Covid-19 đã tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 136,6 triệu người với hơn 2,9 triệu ca tử vong. Song, gần 109,8 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.
- Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với hơn 31,9 triệu ca dương tính, trong đó 574.815 bệnh nhân không qua khỏi.
- Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune ngày 11/4 nhấn mạnh, Liên minh châu Âu (EU) cần có kế hoạch phục hồi sau đại dịch với quy mô lớn hơn gói kích thích trị giá 750 tỷ Euro đã nhất trí năm 2020, sau làn sóng lây nhiễm đầu tiên.
- Văn phòng WHO tại Campuchia cảnh báo, quốc gia Đông Nam Á này đang đối mặt với nguy cơ xảy ra thảm kịch quốc gia vì virus corona chủng mới, khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng như số ca tử vong bất ngờ tăng vọt. Hôm 11/4, Chính phủ Campuchia đã ban hành sắc lệnh 8 điều về chủng ngừa bắt buộc đối với các quan chức chính phủ và lực lượng vũ trang, đồng thời cảnh báo những trường hợp trốn tiêm chủng nếu không thuộc dạng miễn trừ vì lí do sức khỏe sẽ bị kỷ luật.
- Bộ Y tế Iran xác nhận, trong 24 giờ qua, thêm 258 ca bệnh Covid-19 ở nước này thiệt mạng, mức tử vong trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 12, nâng tổng số bệnh nhân không qua khỏi lên 64.490 người. Tổng số ca mắc tại nước này hiện là hơn 2 triệu người.
- Hàng nghìn điểm bỏ phiếu ở Peru ngày 11/4 đã mở cửa để các cử tri đi bỏ phiếu bầu tổng thống mới, trong bối cảnh dịch bệnh ở nước này vẫn diễn biến phức tạp với hơn 1,6 triệu ca mắc và gần 55.000 trường hợp tử vong. Việc tham gia bầu cử là bắt buộc tại Peru, nhưng có nhiều cử tri không muốn đi bỏ phiếu do lo ngại lây nhiễm virus.
Tuấn Anh
Putin tiết lộ chuyện bị phản ứng phụ sau tiêm vắc-xin Covid-19
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã gặp phải các phản ứng phụ sau khi tiêm mũi vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên trong tuần này.
WHO cảnh báo phân phối vắc-xin Covid-19 bất công bằng, châu Âu điều tra vắc-xin Mỹ
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, hiện tồn tại "sự bất công bằng gây sốc" trong phân phối vắc-xin ngừa Covid-19 trên toàn cầu.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.