{keywords}
Nhân viên y tế Mỹ nhận mũi tiêm đầu của vắc-xin Pfizer-BioNTech. Ảnh: AP

Theo trang Worldometer, trên thế giới có hơn 2,47 triệu ca tử vong vì Covid-19 song có tới 86.810.901 trường hợp đã khỏi sau khi nhiễm virus.

Mỹ và Brazil dù là hai nước có số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất thế giới lần lượt là 53.144 và 57.455, nhưng đã giảm hơn so với số liệu ghi nhận một ngày trước đó. Các nước có số ca nhiễm mới trên 10.000 trong 24h qua là Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Nga, Anh, Ấn Độ.

Nga tiết lộ công hiệu vắc-xin EpiVacCorona

“Chúng tôi dự tính công hiệu của vắc-xin EpiVacCorona sau khi được tiêm vào cơ thể sẽ kéo dài 12 tháng. Chúng tôi có kế hoạch theo dõi vấn đề này bằng việc nghiên cứu khả năng miễn dịch sau tiêm chủng vào những khoảng thời gian nhất định. Trước hết trong khuôn khổ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một và hai với 100 tình nguyện viên”, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu vắc-xin Vector, cô Rinat Maksyutov nói với Sputnik.

Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 20/2 cho biết, nước này đã cấp phép vắc-xin ngừa Covid-19 thứ ba với tên gọi CoviVac, do Trung tâm Chumakov phát triển, cho mục đích sử dụng nội địa. Dự kiến đến giữa tháng Ba, Nga sẽ sản xuất và tung ra thị trường khoảng 120.000 liều CoviVac đầu tiên.

New Zealand, Australia lần lượt tiêm chủng diện rộng

Hãng tin Reuters cho biết, chính quyền New Zealand ngày 20/2 đã tiến hành tiêm chủng vắc-xin Pfizer-BioNTech trên diện rộng cho người dân nước này. Còn Australia đang hoàn thiện các bước cuối cùng để có thể bắt đầu công tác tiêm phòng vào ngày 22/2 tới.

“Hôm nay, chúng tôi tiến hành chương trình tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đất nước. Chúng tôi sẽ tiến hành việc tiêm chủng thời gian đầu một cách có cân nhắc, nhằm đảm bảo hệ thống và quy trình của chúng tôi luôn vững chắc”, Bộ trưởng Y tế New Zealand Ashley Bloomfield nói với Reuters.

Dự kiến, việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 ở New Zealand sẽ mất 1 năm, trong khi chính quyền Australia đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 25 triệu dân nước này trước tháng 10/2021.

Diễn biến mới liên quan tới đại dịch Covid-19 toàn cầu

Hãng tin AP cho biết, Chính phủ Anh tuyên bố sẽ nới lỏng bớt các lệnh hạn chế dịch bệnh như cho phép người thân tới thăm nom những người già sống trong viện dưỡng lão vào tháng Ba. Ngoài ra, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng ông sẽ công bố một ‘lộ trình’ nhằm đưa nước này thoát khỏi tình trạng phong tỏa vào ngày 22/2 tới.

Một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 20/2 cho biết, Nhà Trắng đã có một số cuộc tiếp xúc với các tập đoàn mạng xã hội nhằm giúp chính phủ nước này ‘chống lại’ các thông tin sai lệch về vắc-xin phòng Covid-19. Một số công ty như Facebook và Twitter sau đó xác nhận họ đã có cuộc thảo luận với chính phủ, đồng thời nói rằng họ “hiểu tính nghiêm trọng của thông tin sai lệch, và cách giải quyết chúng nhanh chóng”.

Tuấn Trần

Ấn Độ đối diện mối lo thường trực khi số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh

Ấn Độ đối diện mối lo thường trực khi số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh

Từ tháng 12, bang Goa miền tây nam Ấn Độ ghi nhận số ca mắc Covid-19 giảm mạnh, nhưng lo lắng vẫn thường trực vì nhiều người bắt đầu lơ là và không tuân thủ các quy định chống dịch.

Chiến lược giúp Chile 'xoay chuyển' cuộc chiến chống Covid-19

Chiến lược giúp Chile 'xoay chuyển' cuộc chiến chống Covid-19

Từ một nước có tỷ lệ ca nhiễm theo đầu người cao nhất thế giới nhưng Chile đã xoay chuyển tình huống một cách ngoạn mục.