Tờ The New York Times ngày 11/6 đưa tin, nhà chức trách y tế Mỹ buộc phải cho vứt bỏ lượng lớn vắc xin của J&J do sự cố nhiễm bẩn tại nhà máy sản xuất ở Baltimore. Nhà máy nằm dưới sự quản lý của công ty Emergent BioSolutions này đã phải đóng cửa sau sự cố. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vẫn chưa quyết định có cho cơ sở này tái hoạt động hay không.
60 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 đơn liều của Johnson & Johnson sẽ bị vứt bỏ vì nhiễm bẩn trong quá trình sản xuất. Ảnh: Time |
Vụ việc được coi là đòn giáng mới nhất đối với Emergent BioSolutions, khi công ty đã cố gắng kiểm soát chặt quy trình sản xuất sau vụ nhiễm bẩn chéo trong một thành phần của vắc xin AstraZeneca với một thành phần của vắc xin J&J cách đây vài tháng, dẫn đến sự chậm trễ bàn giao vắc xin đơn liều cho các trung tâm tiêm chủng.
Các sự cố diễn ra đúng vào lúc giới chức y tế ở xứ sở cờ hoa đang phải cân nhắc hướng giải quyết đối với hàng triệu liều vắc xin J&J sắp hết hạn trong tháng 6. Nguy cơ Mỹ phải tiêu hủy toàn bộ số vắc xin này trong khi các nước nghèo hơn đang phải chật vật tìm kiếm nguồn cung khiến sức ép gia tăng lên chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Washington đang đối mặt với áp lực phải chia sẻ vắc xin tích trữ dư thừa với các quốc gia khác ngay lập tức.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thống kê, cho đến nay, nước này mới dùng khoảng một nửa trong tổng số 21,4 triệu liều vắc xin J&J đã bàn giao, nhưng sử dụng hết 83% số chế phẩm của Pfizer/BioNTech và Moderna cho chiến dịch chủng ngừa đại trà.
Tính đến hết ngày 11/6, nhà chức trách đã tiêm hơn 305,7 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19. Nếu mỗi người cần tiêm đủ 2 liều, số lượng đó đủ chủng ngừa cho khoảng 46,6% dân số toàn quốc.
Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì dịch với hơn 34,3 triệu ca mắc, 614.717 trường hợp tử vong.
Malaysia gia hạn phong tỏa toàn quốc
Chính phủ Malaysia đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện, được biết đến với tên gọi MCO 3.0 thêm 2 tuần, từ ngày 15/6 - 28/6.
Phát biểu sau một cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Malaysia hôm 11/6, Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob giải thích, quyết định được đưa ra khi số ca nhiễm mới Covid-19 của nước này vẫn trên 5.000 người/ngày.
Theo Reuters, Malaysia tái áp phong tỏa toàn quốc hồi tháng 5 nhằm đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ ba. Trong đó, tất cả các thành phần kinh tế vẫn được phép hoạt động, nhưng việc đi lại giữa các tỉnh thành và các tiểu bang cũng như những hoạt động xã hội, thể thao và giáo dục bị cấm.
Đến ngày 28/5, Thủ tướng Muhyiddin Yassin thông báo cả nước sẽ bước vào giai đoạn phong tỏa hoàn toàn trong 14 ngày, kể từ 1/6 vì số ca nhiễm mới trong cộng đồng không ngừng tăng. Theo lệnh phong tỏa MCO 3.0, chỉ các ngành kinh tế và dịch vụ thiết yếu mới được phép duy trì hoạt động. Mọi hoạt động khác đều bị cấm.
Số ca nhiễm mới theo ngày ở quốc gia Đông Nam đã đạt kỷ lục hơn 9.000 ca hôm 29/5 trước khi bắt đầu giảm dần nhờ các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Trong 24 giờ qua, nước này có thêm 6.849 ca mắc và 84 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc trên toàn quốc lên 646.411 trường hợp, bao gồm 3.768 bệnh nhân không qua khỏi.
Các tin tức đáng chú ý khác về đại dịch:
- Trang Worldometers thống kê, tính đến sáng sớm 12/6 (giờ Việt Nam), đại dịch đã tấn công 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho hơn 176 triệu người, trên 3,8 triệu ca tử vong. Song, gần 159,6 triệu bệnh nhân khắp toàn cầu đã hồi phục.
- Nhà chức trách Italia tuyên bố sẽ chỉ cho phép dùng vắc xin AstraZeneca cho người từ 60 tuổi trở lên, sau khi một thiếu niên tử vong vì chứng đông máu hiếm gặp hôm 10/6 sau tiêm chủng.
- Chính phủ Đức hôm 11/6 đã loại một số quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Canada, Thụy Sĩ, Áo và một số khu vực thuộc Hy Lạp ra khỏi danh sách những nơi có nguy cơ cao về Covid-19, cần cảnh giác đi lại. Theo Viện Robert Koch, quyết định sẽ có hiệu lực từ ngày 13/6.
- Các quan chức Nhật tiết lộ, khi sắc lệnh tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng tại 10 tỉnh, thành hiện nay hết hiệu lực vào ngày 20/6, chính phủ có thể cân nhắc triển khai tình trạng bán khẩn cấp với các biện pháp phòng, chống dịch nới lỏng hơn tại thủ đô Tokyo và Osaka từ ngày 21/6.
- Công ty dược phẩm Mỹ Moderna khẳng định chưa phát hiện mối liên hệ nào giữa vắc xin ngừa Covid-19 của hãng với những trường hợp mắc hội chứng viêm tim hiếm gặp, được báo cáo ở những người trẻ tuổi đã tiêm chế phẩm.
- Campuchia vừa phát hiện một ổ dịch lớn với hơn 200 công nhân mắc virus SARS-CoV-2 tại nhà máy Y&W ở Dangkor, thủ đô Phnom Penh. Theo báo Khmer Times, các bệnh nhân đã được đưa đi điều trị tại các cơ sở y tế ở Koh Pich và Toul Pong, trong khi những đồng nghiệp có xét nghiệm âm tính được yêu cầu tự cách ly 14 ngày tại nhà chờ xét nghiệm lần hai.
Tuấn Anh
Số ca Covid-19 nặng cao kỷ lục ở Malaysia, Anh tính hoãn dỡ phong tỏa
Dịch Covid-19 đang diễn biến đáng quan ngại ở Malaysia khi số bệnh nhân tại các phòng điều trị tích cực đã tăng cao kỷ lục ngày thứ 13 liên tiếp.
Mỹ sẽ công bố kế hoạch góp 500 triệu liều vắc xin cho thế giới
Dự kiến, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố kế hoạch tặng 500 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 tại hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.