CNN trích dẫn báo cáo cập nhật hàng tuần của WHO cho biết, thế giới tuần qua ghi nhận thêm gần 3,1 triệu ca dương tính với virus corona chủng mới, giảm 17% so với tuần trước đó và là mức tăng thấp nhất trong vòng 15 tuần trở lại đây, kể từ ngày 26/10/2020.
Các khu vực trên thế giới đều có xu hướng giảm ca mắc mới Covid-19. Ảnh: CNN |
Theo trang Worldometers, tính tới sáng 13/2 (giờ Việt Nam), Covid-19 đã tấn công 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho tổng cộng hơn 108,7 triệu người. Trong tuần qua, tính trung bình, số ca nhiễm mới trên toàn cầu vào khoảng hơn 410.000 trường hợp/ngày, giảm mạnh so với mức kỷ lục 743.000 người/ngày trong tuần từ 5 - 11/1. Số ca bệnh mới trong tháng qua thậm chí giảm tới 44,5%, mức giảm lớn nhất và kéo dài nhất kể từ khi đại dịch bùng phát trên thế giới hồi đầu năm ngoái.
“Mặc dù vẫn còn nhiều quốc gia vẫn đang tăng số ca mắc nhưng ở cấp độ toàn cầu thực tế trên rất đáng khích lệ. Tất cả các khu vực đều báo cáo việc giảm số ca nhiễm mới, với 5 trong tổng số 6 khu vực đạt mức giảm hơn 10%”, trích báo cáo của WHO.
Trong các khu vực, châu Phi đạt mức giảm cao nhất là 22% và phía Đông Địa Trung Hải ghi nhận mức giảm thấp nhất là 2%. Mỹ hiện vẫn là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch với hơn 28,1 triệu ca mắc, thêm 871.365 trường hợp trong tuần qua nhưng mức tăng này đã giảm 19% so với tuần trước đó.
Cũng trong tuần qua, thêm 88.000 bệnh nhân Covid-19 trên thế giới không qua khỏi, giảm 10% so với tuần trước đó và là tuần thứ hai liên tiếp ghi nhận xu hướng giảm số trường hợp tử vong.
Các chuyên gia nhận định, dữ liệu mới phản ánh những tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống đại dịch của nhân loại. Chính phủ các nước đã tăng cường các biện pháp mạnh tay, kể cả phong tỏa và cách ly diện rộng để ngăn chặn sự lây lan của virus. Trong đó, một số nước đang áp đặt phong tỏa toàn quốc như Bồ Đào Nha ghi nhận tỉ lệ giảm ca mắc mới cao nhất, lên tới 54% trong vòng một tuần trở lại đây.
Ngoài ra, người dân ở nhiều nơi cũng nâng cao ý thức phòng chống dịch, tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của nhà chức trách về đeo khẩu trang, vệ sinh tay bằng chất diệt khuẩn, khai báo y tế, giãn cách xã hội, ... khiến những nỗ lực ngăn chặn mầm bệnh nguy hiểm phát huy hiệu quả.
Nhân viên y tế đang tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 cho một người dân ở Jerusalem, Israel. Ảnh: Reuters |
Một yếu tố nữa cũng được tin đã góp phần làm giảm tỉ lệ lây nhiễm virus ở các nước là việc triển khai tiêm ngừa vắc-xin ngừa Covid-19 đại trà cho người dân. Ví dụ, tại Israel, nước hiện dẫn đầu thế giới về tỉ lệ chủng ngừa, Thủ tướng Benjamin Netanyahu thông báo, số ca nhiễm mới giảm tới 45% và tỉ lệ ca bệnh phải nhập viện giảm 26% ở những người trên 60 tuổi đã được tiêm vắc-xin.
Kể từ tháng 12 năm ngoái, Israel đã tiêm liều vắc-xin đầu tiên cho ít nhất 3,3 triệu người trong tổng số gần 9 triệu dân. Hơn 20% dân nước này đã được tiêm đầy đủ cả 2 liều vắc-xin.
Nhiều nước đang hy vọng chương trình vắc-xin sẽ giúp họ sớm vượt qua khỏi cơn khủng hoảng vì dịch bệnh. Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo còn khoảng 130 quốc gia với tổng cộng khoang 2,5 tỷ người vẫn chưa được tiêm vắc-xin.
Tuấn Anh
Covid-19: WHO lại có tin mới về virus, biến chủng ở Brazil lây lan "khủng"
Bộ trưởng Y tế Brazil cho biết biến chủng mới của virus corona tại vùng Amazon có khả năng lây lan mạnh hơn mọi biến chủng mới được biết tới.
Tết đặc biệt ở Đông Nam Á giữa mùa dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân nhiều nước Đông Nam Á đã đón một cái Tết Nguyên Đán không giống bất kỳ năm nào trước đó.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.