Khoảng 300 lính thủy đánh bộ của Mỹ đã tới Na Uy hôm 16/1, trong một đợt triển khai quân kéo dài 6 tháng.
Theo hãng tin Reuters, đây là lần đầu tiên kể từ Thế Chiến II, binh sĩ nước ngoài được phép đóng tại Na Uy – quốc gia có chung biên giới với Nga.
Các lính thủy đánh bộ của quân đội Mỹ tới Na Uy hôm 16/1/2017. Ảnh: Reuters |
Các quan chức đã hạ thấp mối liên hệ giữa chiến dịch này với lo ngại của NATO đối với Nga. Tuy nhiên, việc triển khai binh sĩ này trùng hợp với dịp Mỹ điều hàng trăm binh sĩ tới Ba Lan, trong bối cảnh các đồng minh ở Đông Âu của Mỹ lo ngại về Nga.
Các lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đóng quân tại căn cứ quân sự Vaernes của Na Uy, cách biên giới Nga 1.500km, trong suốt một năm và luân phiên thay đổi 6 tháng/lần.
“Trong bốn tuần đầu, họ sẽ tiến hành tập huấn mùa đông cơ bản, học cách ứng phó với ván trượt tuyết và sinh tồn ở môi trường Bắc Cực. Chương trình này hiện tại không liên quan gì tới Nga hoặc tình thế hiện nay” – ông Rune Haarstad, người phát ngôn lực lượng Cảnh vệ Nội địa Na Uy cho biết.
Vào tháng Ba, các lực lượng lính thủy sẽ tham gia tập trận chung Joint Viking, cùng với quân đội Anh.
Sứ quán Nga tại Oslo chưa có bình luận gì về động thái này.
Lê Thu
Phía sau nghi án Trump bị Nga 'nắm thóp'
Tổng thống đắc cử Mỹ phủ nhận việc đội ngũ tranh cử của ông hợp tác với Nga và Điện Kremlin đang nắm trong tay nhiều tài liệu nhạy cảm về ông.
Trợ lý của Trump nhiều lần điện đàm với Đại sứ Nga tại Mỹ
Michael Flynn, ứng viên cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đã có 5 cuộc điện thoại với đại sứ Nga tại Washington vào ngày Mỹ tuyên bố trả đũa Nga
Nga, Trung đoàn kết chống lá chắn tên lửa Mỹ
Trung Quốc và Nga đã nhất trí áp dụng thêm các "biện pháp đối phó" để chống lại kế hoạch triển khai hệ thống chống tên lửa Mỹ triển khai ở Hàn Quốc.
Người tiết lộ quan hệ ngầm của Trump với Nga
Theo báo chí Mỹ, Christopher Steele, một cựu sĩ quan tình báo Anh MI6, là người đã có tiết lộ chấn động về mối quan hệ giữa Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Nga.