Hãng tin Channel News Asia cho biết, số liệu trên được Hiệp hội Hỗ trợ các tù nhân chính trị (AAPP) đưa ra dựa trên những báo cáo họ thu thập được. Nhưng số người thiệt mạng khi tham gia biểu tình trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều.
Đặc phái viên Liên hợp quốc Christine Schraner Burgener hôm 31/3 nhận định rằng, Myanmar đang đối mặt với nguy cơ nội chiến.
Người biểu tình tại thành phố Yangon, Myanmar hôm 31/3. Ảnh: AP |
“Cuộc nội chiến có thể xảy ra ngay trước mắt chúng ta. Thất bại trong việc ngăn chặn leo thang những hành động tàn bạo sẽ khiến thế giới phải trả giá đắt về lâu dài hơn là ngăn chặn nguy cơ nội chiến ngay từ bây giờ”, bà Burgener nói với hãng tin AP.
Trong một diễn biến khác, quân đội Myanmar ngày 31/3 bất ngờ tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương có thời hạn trong một tháng, nhưng vẫn cho biết họ sẽ đáp trả lại “những hành động phá vỡ an ninh và quản lý của chính quyền quân sự”.
Theo Channel News Asia, lệnh ngừng bắn trên được đưa ra sau một loạt trận chiến giữa quân đội Myanmar với ít nhất hai trong những tổ chức du kích thiểu số duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong các khu vực dọc biên giới.
Hiện các tổ chức du kích chưa đưa ra bình luận về lệnh ngừng bắn. Một số nhóm du kích như Kachin, Karen và Quân đội Arakan từng lên tiếng phản đối cuộc chính biến, cũng như tuyên bố sẽ giao tranh với chính quyền quân sự Myanmar nếu những người biểu tình có mặt trong vùng họ kiểm soát bị tấn công.
Tuấn Trần
Mỹ sơ tán các nhà ngoại giao khỏi Myanmar
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 30/3 đã ra lệnh cho tất cả nhân viên ngoại giao không quan trọng của nước này và gia đình họ rời khỏi Myanmar.
Video lính Myanmar dùng vũ khí hạng nặng bắn vào 'chiến hào' của người biểu tình
Myanmar đã ghi nhận 510 người thiệt mạng liên quan đến các cuộc biểu tình nổ ra kể từ cuộc chính biến hôm 1/2.