- Xưởng chế tác pha lê Kagami (TP Ryusagaki, tỉnh Ibaraki, Nhật bản) hiện là nơi duy nhất sản xuất các vật dụng bằng pha lê cho Hoàng gia Nhật Bản. Nghệ nhân Kozo Kagami, từng du học tại nước Đức sáng lập xưởng từ năm 1934.

Ra đời khá muộn so với các nghề thủ công khác như gốm sứ, dệt vải, lụa, giấy..., nghề chế tác thủy tinh pha lê Nhật bản nhanh chóng đạt độ tinh xảo, đậm tính nghệ thuật không thua kém những nhãn hiệu pha lê hàng đầu thế giới.

Kỹ thuật chế tác thủy tinh pha lê của phương Tây kết hợp với đường nét, chi tiết đậm tính Á Đông có từ thời kỳ Edo (1603 - 1868), các sản phẩm của Kozo Kagami tạo ra mang đậm tính nghệ thuật mà không chỉ là sản phẩm thủ công đơn thuần. Chỉ 9 năm sau khi thành lập, các sản phẩm của Kagami đã nổi tiếng thế giới qua các triển lãm ở Chicago, Paris, New York...

Vào năm 1943, Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng pha lê Kagami trong lễ cưới của công chúa ShigekoHigashikuni và hoàng tử Morihiro Higashikuni. Và đến tận ngày nay, Hoàng gia Nhật,các vị Đại sứ và Lãnh sự Nhật Bản ở hơn 250 quốc gia trên thế giới vẫn sử dụng đồ pha lê Kagami.

Khám phá quy trình ra đời những sản phẩm pha lê hàng đầu Nhật bản tại xưởng chế tác thủy tinh pha lê Kagami:

{keywords}
Công đoạn làm phôi, các hợp chất được nung trong lò với nhiệt độ lên đến 1300 độ C.
{keywords}
Tiếp đến, các nghệ nhân dùng một chiếc ống dài chừng hơn 1m thổi tạo hình. Những công đoạn này vẫn phụ thuộc vào tài nghệ của nghệ nhân.
{keywords}
{keywords}

{keywords}

{keywords}
Công đoạn định hình đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm, sự khéo léo của nghệ nhân.
{keywords}
Sau khi định hình, những phôi này sẽ phải qua công đoạn mài dũa, đánh bóng cực kỳ khắt khe. Chỉ một lỗi nhỏ cỡ sợi tóc, sản phẩm sẽ bị loại bỏ.
{keywords}
Sau khi được làm sạch, các sản phẩm sẽ qua công đoạn vẽ đinh hình. Đây là công đoạn đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cao.
{keywords}
Công đoạn chạm khắc là công đoạn cuối cùng, đây là công đoạn đòi hỏi tay nghề nghệ nhân rất cao.
{keywords}
Đỉnh cao của những sản phẩm pha lê mang thương hiệu Kagami chính là xưởng chế tác đồ dùng cho Hoàng gia Nhật bản. Chỉ có 2 nghệ nhân có thể làm ở xưởng này. Nghệ nhân Matsuo Matsuura năm nay 72 tuổi cùng nghệ nhân Hideki Hasegawa (53 tuổi) là có thể làm được công việc này và trên thế giới hiện chỉ còn 4 nghệ nhân vẽ được tranh thiên nhiên trên pha lê. Trong ảnh, nghệ nhân Matsuo Matsuura đang rửa một tác phẩm của mình, hiện ông được coi là báu vật quốc gia của Nhật bản.
{keywords}
Nghệ nhânHideki Hasegawa (53 tuổi) hiện là nghệ nhân duy nhất trên thế giới có khả năng vẽ trên pha lê với lưỡi dao bằng đồng. Lưỡi dao bằng đồng cho nét vẽ mềm mại hơn lưỡi bằng kim cương nhưng khó vẽ hơn nhiều lần.
{keywords}

{keywords}
Những bức tranh thiên nhiên hoa, lá được nghệ nhân Hasegawa tạo tác trên ly, cốc pha lê đều trở thành những tuyệt tác nghệ thuật.
{keywords}

{keywords}

{keywords}
Những tuyệt tác vô giá được trưng bày tại bảo tàng của xường Kagami làm ngây ngất bất cứ du khách nào có cơ hội được thưởng ngoạn.
{keywords}
Những sản phẩm đầy tính nghệ thuật tại phòng trưng bày có giá khá cao, từ hàng chục đến hàng triệu đồng yên Nhật.
{keywords}
Tuyệt tác lọ hoa có giá 1,5 triệu yên Nhật.
{keywords}
Bộ cốc tuyệt đẹp tại phòng trưng bày sản phẩm Kagami.
Lê Anh Dũng