Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với tổng số người nhiễm và thiệt mạng kể từ đầu dịch Covid-19 đến nay là hơn 20,4 triệu và 353.674.
Ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ với hơn 10,2 triệu người nhiễm và 149.018 ca tử vong. Kế đó là Brazil với hơn 7,6 triệu người bệnh, bao gồm 194.975 người trong đó đã tử vong.
Thế giới đón Năm mới trong phập phồng lo lắng
Tại Australia, dù tình hình dịch Covid-19 hết sức phức tạp, màn trình diễn pháo hoa vẫn được tổ chức ở thành phố Sydney. Tuy nhiên người dân thành phố này bị cấm tụ tập đông người để xem màn trình diễn.
Hãng tin ABC ngày 31/12 cho biết, một số ca nhiễm Covid-19 đã được ghi nhận ở phía tây thành phố Sydney, và những ca này có liên quan tới ổ dịch mới phát hiện ở bãi biển Avalon nằm ở phía bắc thành phố này.
Trong khi đó, bầu không khí trước lễ Giao thừa ở Nhật Bản khá ảm đạm. Do số ca nhiễm mới tại Tokyo trong ngày 31/12 lên tới 1.337 trường hợp, nên Thị trưởng Yuriko Koike đã buộc phải kêu gọi người dân nơi đây nên ở nhà trong những ngày tới.
Người dân Trung Quốc đi xét nghiệm. Ảnh: THX |
Tại Hàn Quốc, chính quyền thủ đô Seoul đã hủy lễ đánh chuông đêm Giao thừa ở khu Jongno. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1953, buổi lễ này bị hủy bỏ. Hàn Quốc cũng ra lệnh cấm các cuộc tụ tập trên 5 người và đóng cửa các điểm du lịch lớn từ đêm Giáng sinh đến 3/1.
Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc cũng phải hủy bỏ một số hoạt động tụ tập đông người đón chào năm mới. Tuy nhiên, các hoạt động ngoài trời như bắn pháo hoa vẫn được tổ chức ở một số nơi khác của Trung Quốc như Thượng Hải, Đài Loan, Hong Kong...
Do dịch Covid-19, Bangkok đã phải áp đặt thêm một số lệnh giới nghiêm mới, bao gồm đóng cửa một số tụ điểm vui chơi giải trí. Các hoạt động như biểu diễn ca nhạc ở một số quận sầm uất tại Bangkok cũng bị hủy bỏ. Dù vậy, màn bắn pháo hoa vẫn được tổ chức.
Ở châu Âu, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin cho biết nước này đã triển khai 100.000 cảnh sát và hiến binh trên khắp cả nước trong đêm Giao thừa để thực hiện lệnh giới nghiêm.
Tại Anh, do biến thể mới của virus corona đang hoành hành dữ dội, nên chính quyền thủ đô London đã phải siết chặt thêm nhiều biện pháp phòng dịch bệnh.
WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vắc-xin đầu tiên
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trên Twitter, "vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech đã trở thành vắc-xin đầu tiên nhận được sự phê duyệt để sử dụng khẩn cấp kể từ khi dịch bùng phát". Việc này được cho là sẽ mở đường cho các quốc gia trên khắp thế giới nhanh chóng đồng ý nhập khẩu và phân phối vắc-xin này.
Mariangela Simao, quan chức WHO phụ trách mảng tiếp cận thuốc và các sản phẩm y tế, nhận định động thái trên là một bước rất tích cực hướng đến đảm bảo toàn cầu được tiếp cận vắc-xin ngừa Covid-19. Theo bà, cần có một nỗ lực toàn cầu lớn hơn để có đủ nguồn cung vắc-xin, đáp ứng nhu cầu của các nhóm người ưu tiên ở khắp mọi nơi.
Tuấn Trần
Giao thừa khác lạ khắp thế giới thời đại dịch Covid-19
Nhiều quốc gia vẫn bắn pháo hoa chào đón năm mới giữa lúc siết chặt các biện pháp phòng dịch, trong khi nhiều nước khác trải qua thời khắc Giao thừa trong bầu không khí ảm đạm.
Tại sao người được tiêm vắc-xin vẫn có nguy cơ nhiễm Covid-19?
Thông tin một y tá có kết quả dương tính với Covid-19 dù đã được tiêm vắc-xin đang khiến dư luận Mỹ xôn xao.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.