{keywords}
Hội đàm Mỹ-Nhật sẽ hé lộ hướng đối phó với Trung Quốc. Ảnh: JP Times

Theo Japan Times và NY Times, điểm ưu tiên trong chương trình nghị sự của cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo sẽ rất rõ ràng: Trung Quốc.

Dù hội nghị thượng đỉnh giữa ông Joe Biden và ông Suga chỉ được coi là đỉnh cao biểu tượng cho một loạt cuộc gặp giữa quan chức Nhật và Mỹ nhằm nêu bật khả năng phục hồi của liên minh thì nó cũng là cơ hội để họ củng cố lập trường thống nhất về Trung Quốc hoặc ít nhất là làm rõ việc hai bên sẵn sàng đi cùng nhau bao xa.

Mỹ tuyên bố, sẽ không yêu cầu các đồng minh phải chọn bên nào trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng. Tuy nhiên, Washington dự kiến dùng cuộc họp này để ít nhất là thúc đẩy Tokyo đi theo hướng có lập trường mạnh mẽ hơn trong một số vấn đề liên quan tới Bắc Kinh.

Danh sách các vấn đề sẽ rất dài và Nhật – hầu như đã phát tín hiệu rằng nước này đứng về phía Mỹ trên phương diện mục tiêu, đặc biệt là khi đề cập tới lĩnh vực an ninh đang trở nên căng thẳng.

Tokyo sẽ tập trung vào điểm nóng là quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, nơi Nhật quản lý nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh đã tăng cường từ từ nhưng đều đặn các hoạt động gần những đảo nhỏ và thường xuyên cử tàu đến khu vực này.

Các quan chức Tokyo cũng cho biết, ông Suga sẽ nhận được sự tái cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư thuộc sự bảo vệ của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Theo đó, Mỹ sẽ bảo vệ các lãnh thổ nằm dưới sự quản lý của Nhật khỏi các cuộc tấn công vũ trang.

Tuy nhiên, luật hải cảnh mới của Trung Quốc, vốn cho phép nổ súng vào tàu nước ngoài mà họ coi là vi phạm chủ quyền, đã làm Nhật thêm phần lo ngại về khả năng bùng phát xung đột ở “vùng xám” gần các đảo nhỏ trên.

Nhật coi “các tình huống trong vùng xám” hay những tình huống được cố ý thiết kế dưới mức xung đột quân sự thông thường cũng gần nghiêm trọng như các cuộc tấn công có vũ trang của đối phương. Vì thế, Thủ tướng Suga sẽ tìm cách thảo luận với Tổng thống Mỹ về những cách đối phó với các tình huống như vậy.

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về những cách tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden nói tới “những hoạt động kinh tế cưỡng ép và không công bằng” của Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật có thể tập trung bàn về việc đảm bảo chuỗi cung cấp đất hiếm và chất bán dẫn cũng như thiết bị y tế, vốn trở nên cần thiết trong đại dịch Covid-19.

Các nhà quan sát cho biết thêm, việc Mỹ và Nhật hợp tác có thể giúp gây áp lực lên Trung Quốc và giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc về vấn đề thay đổi khí hậu. Theo đó, Tokyo và Washington sẽ buộc Bắc Kinh phải làm việc đa phương.

Hoài Linh

Nhật kêu gọi Trung Quốc ‘ngừng xâm nhập’ quần đảo tranh chấp

Nhật kêu gọi Trung Quốc ‘ngừng xâm nhập’ quần đảo tranh chấp

Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi ngày 5/4 đã kêu gọi phía Trung Quốc hãy ngừng ‘xâm nhập’ vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku.