Hai quốc gia duy trì mối quan hệ tốt đẹp trong suốt 30 năm, nhưng sau đó họ trở thành kẻ thù dù không chia chung đường biên giới hay vướng vào bất cứ tranh chấp lãnh thổ nào.
Tổng thống Pháp bị chỉ trích vì một bức ảnh
Thế giới 24h: Đột phá trong điều trị ung thư
Ngày này năm xưa: Thảm kịch máy bay Trung Quốc bị không tặc
Các quan chức quốc phòng Iran với các đối tác Israel tại trụ sở quân đội Israel vào năm 1975. Ảnh: Wikimedia Commons |
Sau hai thập kỷ mâu thuẫn gay gắt giữa Iran và Israel, khó tưởng tượng rằng họ từng có mối quan hệ thân thiện và hợp tác trên nhiều cấp độ trong suốt 30 năm sau khi Nhà nước Do Thái ra đời. Ngay cả sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, khi Iran đột ngột cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel, hợp tác quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục trong vài năm, bởi Tehran cần Tel Aviv cung cấp vũ khí phục vụ cuộc chiến tàn khốc với nước Iraq láng giềng.
Thậm chí ngày nay, khi những căng thẳng giữa hai nước đang ngày một tích tụ và sự nguy hiểm của một cuộc đối đầu trực tiếp đã xuất hiện rõ ràng, người ta vẫn có thể nói rằng hai nước không có lý do để trở thành kẻ thù. Họ không có chung biên giới và không có tranh chấp lãnh thổ. Hơn nữa, người Do Thái đã sống ở Ba Tư (vương quốc trong lịch sử nay là Iran) trong khoảng 2.700 năm, lịch sử người Do Thái ghi nhận đây là vùng đất nương náu an toàn, đặc biệt dưới thời trị vì của hoàng đế Cyrus Đại đế trong thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên.
Mối quan hệ bạn bè, đối tác vũ khí - dầu mỏ
Sau sự kiện Israel giành độc lập vào năm 1948, khi Iraq trấn áp các công dân Do Thái ở nước này và nhiều người bỏ chạy khỏi Iraq để tái định cư ở Israel, Iran đã đóng vai trò như một trạm nghỉ cho những người Do Thái trốn thoát. Tất nhiên, Iran sau này đã được trả tiền hậu hĩnh cho "dịch vụ" đó.
Một du khách nhìn lên chân dung Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong cuộc triển lãm "Faces of Power" in Cologne, năm 2012. Ảnh: AP |
Về mặt chính thức, Iran đã bỏ phiếu chống lại Kế hoạch phân vùng của Liên Hợp Quốc cho Palestine năm 1947, và sau khi thành lập Israel, Tehran phản đối việc chấp nhận Israel như là một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, vào năm 1950, Iran lại trở thành quốc gia Hồi giáo thứ hai (sau Thổ Nhĩ Kỳ) trên thế giới công nhận Nhà nước Israel.
Mỗi quốc gia đều có lý do riêng để thúc đẩy quan hệ với nước khác. Đối với Iran, Israel được coi là một phương tiện (thông qua cộng đồng Do Thái - Mỹ) để giành được sự tài trợ của Mỹ, siêu cường khi đó đang tìm kiếm các đồng minh trong cuộc chiến tranh giành quyền thống trị toàn khu vực và toàn cầu với Liên Xô.
Khi Chiến tranh Lạnh đang tiếp diễn, là một nguồn cung cấp dầu quan trọng, cộng với quyền kiểm soát con đường tiếp cận Vịnh Ba Tư, Iran trở thành một đồng minh quan trọng của Mỹ. Về vấn đề này, họ tìm thấy điểm chung lớn với Israel.
Tuy nhiên, trong nội bộ Iran, các lực lượng Hồi giáo và thế tục lại bất đồng về một trong những vấn đề là yêu cầu của các nhà lãnh đạo tôn giáo như Ayatollah Ruhollah Khomeini rằng Iran phải gia nhập trục Ảrập trong cuộc chiến chống Israel. Dù vậy, tiếng nói này bị lấn át bởi phe Mohammad Reza Pahlavi thân Mỹ, người đã củng cố quyền lực của mình sau một cuộc đảo chính năm 1953 do Mỹ hậu thuẫn.
Shah Mohammad Reza Pahlavi (vị vua cuối cùng của Iran) bị trục xuất trong kỳ nghỉ với vợ và con ở Bahamas, tháng 3/1979. Ảnh: AP |
Theo quan điểm của Israel, Iran phù hợp với “Học thuyết ngoại biên” của Thủ tướng lập quốc Israel, David Ben-Gurion - theo đó Israel đã cố gắng tăng cường mối quan hệ với những kẻ thù-phi Ảrập - của - kẻ - thù. (Những quốc gia này bao gồm Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ethiopia, cũng như các người Cơ đốc giáo Maronite ở Lebanon và người Kurd ở Iraq.)
Dựa trên mối quan hệ đó, Iran đã bán dầu cho Israel khi không một quốc gia giàu dầu lửa nào khác trong khu vực làm như vậy. Tehran cũng trở thành một nhà nhập khẩu lớn hàng hóa và dịch vụ của Israel, bao gồm không chỉ các dự án nông nghiệp, dân cư, y tế và cơ sở hạ tầng, mà còn đào tạo các cơ quan tình báo của Israel cung cấp cho cảnh sát bí mật khét tiếng của shah, Savak.
Chính Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã thuyết phục Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran. Nhưng trên thực tế, chỉ hai năm trước cuộc Cách mạng Hồi giáo, Israel và Iran đã từng hợp tác trong "Dự án Hoa", một kế hoạch chung để phát triển một tên lửa có thể mang một đầu đạn hạt nhân!
Trong thập niên 1960 và 1970, Israel có rất nhiều nhà thầu và cố vấn quân sự cư trú tại Tehran, một trường dạy tiếng Do Thái được mở ở đó cho trẻ em Israel. Còn hãng hàng không El Al mở các chuyến bay thường xuyên giữa Tel Aviv và thủ đô Iran.
Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad phát biểu trong lễ kỷ niệm 18 năm ngày mất của nhà sáng lập Cách mạng Hồi giáo Ayatollah Khomeini, tại Tehran, tháng 6/2007. |
Cách mạng Hồi giáo Iran - cú sốc địa chính trị
Mối quan hệ đã nở hoa giữa Israel và Iran cuối cùng đã chấm dứt vì những thay đổi địa chính trị lớn hơn. Cái chết của các nhân vật thân Israel như Nasser vào năm 1970 và sự ra đi của Anwar Sadat đã dẫn đến sự ấm lên của các mối quan hệ giữa Iran với thế giới Ảrập.
Hơn nữa, việc ký kết một thỏa thuận giữa Iran và Iraq vào năm 1975 - trong đó Iran đã đồng ý ngừng vũ trang những người ly khai người Kurd ở Iraq - dẫn đến việc giảm bớt sự thù địch tạm thời giữa hai cựu thù này. Trong cả hai trường hợp, giá trị chiến lược của Israel đối với Iran đều bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, các giáo sĩ Hồi giáo ở Iran vẫn duy trì truyền bá tư tưởng chống lại Israel. Vì thế khi chế độ quân chủ bị lật đổ trong một cuộc Cách mạng năm 1979, và chế độ thế tục độc tài của Shah Mohammad Reza Pahlavi được thay thế bởi giáo chủ ôn hòa Ayatollah Ruhollah Khomeini, mối quan hệ với Israel là một trong những thứ đầu tiên phải ra đi.
Sống lưu vong ở Pháp, Giáo chủ Ayatollah Khomeini trở về Iran vào ngày 1/2/1979 và không đầy ba tuần sau đó, ông cắt đứt quan hệ với Israel. Trong một hành động sỉ nhục hơn nữa, ông Khomeini còn biến Đại sứ quán Israel thành trụ sở của Tổ chức Giải phóng Palestine.
Giáo chủ lãnh đạo Cách mạng Hồi giáo Iran Ayatollah Ruhollah Khomeini rời khỏi chiếc máy bay đã đưa ông từ Pháp trở về quê hương. |
Mặc dù vậy, kết nối Israel - Iran vẫn tiếp tục cho đến giữa những năm 1980 - chủ yếu là vì Iran dưới thời Giáo chủ Khomeini nhanh chóng bị lôi kéo trong cuộc xung đột mở với Iraq của Saddam Hussein. Dù không ưa gì Iran nữa, cơ hội để Israel cung cấp vũ khí cho Iran trong cuộc chiến này là không thể cưỡng lại. Từ năm 1981 đến năm 1983, Israel đã bán được khoảng 500 triệu đô-la vũ khí cho Iran, hầu hết được trả tiền bằng dầu.
Một ví dụ khác, thỏa thuận “Iran-Contra” khét tiếng vào giữa những năm 1980 là một âm mưu kỳ quái trong đó Israel đã bán vũ khí cũ do Mỹ sản xuất cho Iran và chuyển số tiền mà họ nhận được, trừ một khoản hoa hồng, cho các cuộc phản cách mạch chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nicaragua - bất chấp Quốc hội Mỹ cấm viện trợ cho Contras.
Từ khẩu chiến đến vũ lực
Sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự thất bại của chế độ Saddam Hussein trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, mối đe dọa chính đối với Iran lúc này đã trở thành Mỹ, kế đến là Israel.
Trong những năm 1990, cuộc khẩu chiến giữa Tehran và Jerusalem ngày càng trở nên thù địch và đe dọa, khi Iran cũng thay thế Iraq trở thành mối đe dọa chiến lược quan trọng nhất đối với Israel. Hamas ở Gaza, Hezbollah ở Lebanon và nhóm vũ trang được Iran hỗ trợ, tất cả đều thực hiện cuộc chiến chống chế độ Israel và người Do Thái trên toàn thế giới.
Kế hoạch Iran phát triển vũ khí hạt nhân nổi lên như một mối quan tâm quân sự chính, không chỉ với Israel, mà còn với trật tự quốc tế mới theo sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Năm 1987, Thủ tướng Israel Rabin còn gọi Iran là "người bạn thân nhất của Israel", nhưng chỉ vài năm sau đó ông đề cập đến "chế độ giết người tối tăm" của Tehran. Năm 1996, Thủ tướng Israel Simon Peres cáo buộc chế độ Hồi giáo “nguy hiểm hơn Hitler”.
Các học sinh Iran bắn súng đồ chơi nhằm vào một lá cờ Israel đang bị đốt cháy trong một cuộc biểu tình chống Israel đánh dấu "Ngày Al-Quds" (Ngày Jerusalem), Tehran, tháng 10/2005. Ảnh: AP |
Cuộc khẩu chiến đạt đến đỉnh điểm dưới thời Tổng thống Iran hai nhiệm kỳ Mahmoud Ahmadinejad (2005-2013), người đã nói về "xác chết hôi thối của chế độ Israel giả mạo và giả mạo", kêu gọi "hủy diệt" của Israel và phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái của phát xít Đức.
Sự thù địch còn vượt xa cả khẩu chiến. Đó là một bí mật nổi tiếng, trước khi Thỏa thuận hạt nhân Iran và P5+1 được ký kết vào năm 2015, Thủ tướng Israel Netanyahu đã thúc đẩy Mỹ tấn công các địa điểm ở Iran liên quan đến chương trình hạt nhân. Israel cũng bị nghi ngờ đã thực hiện một loạt hành động bí mật trong những năm đó nhằm gây khó khăn cho chương trình hạt nhân Iran.
Ngày nay, Israel can dự vào cuộc xung đột tại Syria chủ yếu là nhằm ngăn cản ảnh hưởng của Iran tại đây. Tel Aviv đã gần như "tự do" tiến hành các cuộc không kích nhằm vào những mục tiêu mà họ cho là của Iran trên lãnh thổ Syria. Và một cuộc không kích như vậy hôm 17/9 đã dẫn đến thảm kịch máy bay trinh sát Nga bị tên lửa phòng không Syria bắn nhầm, làm 15 người thiệt mạng.
Theo TTXVN/ Baotintuc
Điều ‘rồng lửa’ tới Syria, quan hệ Nga-Israel sẽ ra sao?
Nga mới đây quyết định cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Syria nhằm đáp trả vụ máy bay trinh sát II-20 hôm 17/9.
Israel tố Iran có kho hạt nhân bí mật ở thủ đô Tehran
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cáo buộc Iran gian dối và hiện có một cơ sở hạt nhân "bí mật" ở thủ đô Tehran.
Hệ thống tên lửa Israel dùng bắn hạ chiến cơ Syria
Quân đội Israel, ngày 24/7, cho biết đã bắn hai tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất và "chặn đứng" một chiến cơ Sukhoi của Syria xâm phạm không phận nước này.
Sức mạnh “vua tăng” Merkava Mk-4 của quân đội Israel
Với sức mạnh công thủ toàn diện, Merkava Mk-4 là biến thể mạnh nhất và mới nhất trong gia đình tăng Merkava Mk nổi tiếng.
Israel sẽ trở thành quốc gia thứ 4 lên Mặt Trăng vào năm sau
Để thực hiện tham vọng này, Israel sẽ sử dụng tên lửa Falcon 9, mẫu siêu tên lửa do tỷ phú Elon Musk sản xuất.