Một nghiên cứu mới của Đại học Otago, sử dụng kết hợp văn học và lịch sử truyền miệng, đã đi đến kết luận rằng người Maori, dân bản địa vùng Aotearoa New Zealand, có thể là những người đầu tiên khám phá vùng biển xung quanh Nam Cực và vùng lục địa cách xa đó, theo Guardian.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng các cuộc hành trình của người Maori và người vùng Polynesia đến miền phía nam xa xôi đã diễn ra trong một thời gian dài khoảng từ thế kỷ VII. Điều này được ghi lại trong nhiều câu chuyện truyền miệng.

{keywords}
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng người Maori có thể đã khám phá ra Nam Cực vào thế kỷ VII. Ảnh: Guardian

Theo lịch sử truyền miệng của các nhóm bộ tộc Maori Ngāti Rārua và Te Āti Awa, người đầu tiên đặt chân đến Nam Cực là nhà thám hiểm Hui Te Rangiora.

“Những câu chuyện kể của người Polynesia về chuyến đi giữa các hòn đảo bao gồm chuyến đi vào vùng biển Nam Cực của Hui Te Rangiora và thủy thủ đoàn đoàn trên con tàu Te Ivi o Atea, có thể diễn ra vào đầu thế kỷ VII”, các nhà nghiên cứu ghi nhận.

Họ đặt tên cho đại dương ở Nam Cực là Te tai-uka-a-pia - đại dương đóng băng. Từ “pia” ám chỉ cây dong riềng, khi cạo ra trông giống như tuyết.

Các ghi chép về lịch sử truyền miệng của người Polynesia từ năm 1899 mô tả độc đáo cuộc hành trình đến Nam Cực: “Những vùng biển quái dị. Ma quỷ trú ngụ trong những ngọn sóng lớn, những con sóng uốn lượn trong nước và trên mặt biển. Biển pia đóng băng. Các sinh vật của biển đang lặn xuống độ sâu lớn. Vùng đất đó chỉ có sương mù, sương mù và bóng tối. Ở đó không thể nhìn thấy mặt trời. Những thứ khác giống như đá. Đỉnh hòn đá xuyên qua bầu trời. Vùng đất này trơ trụi và không có thảm thực vật trên đó”.

SP Smith, người ghi chép lịch sử truyền miệng, nói rằng những câu chuyện này đang mô tả tảo bẹ bò ở Nam Đại Dương, các loài động vật có vú ở biển và núi băng trôi.

{keywords}
Các tác phẩm chạm khắc của người Maori theo truyền thống mô tả kiến thức về hàng hải và thiên văn. Ảnh: CNN

Các nhà nghiên cứu nói rằng thủy thủ Maori Te Atu thường được mô tả là người Maori đầu tiên, và cũng là người New Zealand đầu tiên, đến bờ biển Nam Cực vào năm 1840. Chuyến đi của ông ở Vincennes tại bờ biển Nam Cực đã vẽ lên bản đồ hàng dặm của bờ biển Nam Cực như một phần của chuyến khám phá Thái Bình Dương của Mỹ (1838-1842).

Trong khi đó, hai nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev vốn được coi là những nhà thám hiểm đầu tiên khám phá ra lục địa Nam Cực. Năm 1820, họ đặt chân đến Thềm băng Fimbul.

"Chúng tôi nhận thấy mối liên kết giữa Nam Cực và vùng biển của nó đã xuất hiện kể từ chuyến đi truyền thống xa xưa. Nghiên cứu về những nhóm người thiểu số, cụ thể là người Maori, đóng vai trò quan trọng đối với các chương trình nghiên cứu về Nam Cực đương đại và tương lai”, trưởng dự án, tiến sĩ Priscilla Wehi cho biết.

Nghiên cứu trên đã được xuất bản trên tạp chí của Hiệp hội Hoàng gia New Zealand.

Theo Zing

Chile cảnh báo sóng thần, ra lệnh sơ tán căn cứ ở Nam Cực

Chile cảnh báo sóng thần, ra lệnh sơ tán căn cứ ở Nam Cực

Một trận động đất mạnh 7 độ richter cùng nhiều đợt dư chấn đã làm rung chuyển Chile, kích hoạt cảnh báo sóng thần đối với các khu vực duyên hải.

Thợ lặn phát hiện bí mật sốc dưới lớp băng Nam cực

Thợ lặn phát hiện bí mật sốc dưới lớp băng Nam cực

Các thợ lặn đã có một phát hiện đột phá bên dưới lớp băng ở Nam cực khi tìm thấy những sinh vật biển “khổng lồ“ đã tiến hóa bởi các điều kiện sống khắc nghiệt ở đây.