Ngày 17/7/1975, chỉ huy tàu vũ trụ Apollo 18 của Mỹ và tàu Soyuz 19 của Liên Xô đã bắt tay, trao đổi quà trong cuộc gặp chưa từng có diễn ra ngoài trái đất.
Theo Space, tàu Soyuz 19 của Liên Xô và tàu Apollo 18 của Mỹ được phóng cách nhau 7,5h vào ngày 15/7. Tới ngày 17/7 hai tàu đã kết nối với nhau ở ngoài trái đất. Việc này là một phần của sứ mệnh phát triển khả năng cứu hộ trong không gian.
Ba tiếng sau, cả thế giới chứng kiến qua tivi cảnh tượng hiếm có, cửa sập của tàu Soyuz mở ra, chỉ huy Thomas P. Safford và Aleksei Leonov bắt tay nhau, trao đổi quà để mừng cuộc gặp đầu tiên trong không gian giữa đại diện hai quốc gia là đối thủ của nhau trong Chiến tranh Lạnh.
Dưới mặt đất, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kurt Waldheim đã chúc mừng hai siêu cường Liên Xô - Mỹ vì Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz. Nhà lãnh đạo này cũng đề cao tinh thần hợp tác và hòa bình chưa từng có giữa hai phía trong việc lên kế hoạch và thực thi sứ mệnh.
Dự án Apollo-Soyuz được triển khai sau nhiều năm quan hệ lạnh giá giữa Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã khởi động cuộc đua đến mặt trăng vào năm 1961 như một cách để đánh bại Liên Xô về mặt nào đó. Hai nước đã bất đồng về nhiều vấn đề như vũ khí hạt nhân, các vấn đề chính sách.
Tuy nhiên, sau nhiều năm tháng, quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện. Tại triển lãm hàng không Paris, diễn ra vài năm trước Dự án Apollo-Soyuz, phi hành gia Mỹ và Liên Xô đã gặp gỡ và có thời gian hòa hợp với nhau, phi hành gia Vance Brand cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn năm 2000.
Chỉ huy tàu vũ trụ hai nước chụp ảnh chung trong cuộc gặp ngoài trái đất |
Ở hậu trường, NASA, Bộ Ngoại giao Mỹ và Học viện Khoa học Liên Xô đã theo đuổi một sứ mệnh giúp hai nước hợp tác với nhau trong không gian.
Dự án thử nghiệm Apollo-Soyuz đã diễn ra nhưng không phải hoàn toàn suôn xẻ. Các kỹ sư trên mặt đất phải làm việc ngày đêm để đảm bảo hai tàu vũ trụ tương thích với nhau.
Trong khi đó, các nhà du hành vũ trụ của cả hai nước phải học tiếng và các quy trình của đối phương. Với phi hành gia Mỹ, họ mất nhiều tháng để học tiếng Nga và bay qua lại giữa hai nước để làm quen với hệ thống của tàu Soyuz. Trong khi đó, các nhà du hành vũ trụ Liên Xô cũng học tiếng Anh và tới thăm NASA.
Do giọng của phi hành gia Stafford bị rè khi nói tiếng Nga, nhà du hành Leonov từng đùa rằng có tới 3 ngôn ngữ được sử dụng trong sứ mệnh: Đó là tiếng Nga, tiếng Anh và “Oklahomski”.
Trong suốt 44 tiếng kết nối với nhau, 5 phi hành gia, 3 người Mỹ và 2 người Liên Xô, đã tiến hành các thí nghiệm, cùng nhau dùng bữa và tổ chức họp báo chung. Apollo-Soyuz là sứ mệnh cuối cùng của chương trình Apollo mà NASA thực hiện.
Sứ mệnh trên đã đặt nền tảng cho các sáng kiến sau này như chương trình Mir-Shuttle vào những năm 1990 và trạm vũ trụ quốc tế hoàn tất vào năm 2011.
Hoài Linh
Trận vòng loại World Cup từng châm ngòi chiến tranh đẫm máu
Trận đấu vòng loại World Cup 1970 giữa El Salvadore và Honduras đã châm ngòi cho một cuộc chiến.
Ngày này năm xưa: Địa chấn kinh hoàng giết chết hàng nghìn người Philippines
Cách đây đúng 28 năm, một trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tấn công hòn đảo lớn nhất Philippines, gây tổn thất nặng nề và giết chết hơn 2.000 người vô tội.
Ngày này năm xưa: Táo tợn âm mưu ám sát Tổng thống Pháp
Khi đương nhiệm, Tổng thống Pháp Jaques Chirac từng thoát chết trong gang tấc khỏi một âm mưu ám sát táo tợn do một tên phát xít trẻ thực hiện giữa thủ đô Paris.
Ngày này năm xưa: Trận đấu xe tăng đẫm máu nhất lịch sử
Trận chiến Kursk, với sự tham gia của khoảng 6.000 xe tăng, hai triệu binh sĩ và 5.000 máy bay, kết thúc ngày 13/7/1943 khi cuộc tấn công của Đức bị quân Liên Xô đẩy lùi một cách thảm bại.