Trận Ardennes là cuộc tấn công lớn cuối cùng của Đức trên Mặt trận phía Tây của Thế chiến 2.
Thót tim chiến cơ Nga lượn sát phóng viên giữa đường băng
Tàu cao tốc đâm cầu vượt ở Thổ Nhĩ Kỳ, thương vong lớn
'Công chúa Huawei' mua pizza đãi nhà báo sau khi tại ngoại
Cuộc phản công đầy tham vọng được Adolf Hitler đặt tên là Chiến dịch Rhein, phe Đồng minh gọi là Cuộc phản công Ardennes, theo tên khu vực rừng rậm của Bỉ, Pháp và Luxembourg.
Lính Mỹ thuộc sư đoàn 75 tại trận tuyến khu Ardennes. |
Vào cuối năm 1944, sau khi đổ bộ thành công vào Normandie, quân Đồng Minh chiếm được lợi thế và dần đẩy lùi phát xít Đức ra khỏi nhiều nước châu Âu, chiếm lại Paris và Rome. Tuy nhiên, Đức quốc xã đã chuẩn bị một cuộc phản công lớn nhằm xẻ lực lượng Đồng minh làm đôi, chiếm cảng Antwerp của Bỉ rồi tiêu diệt các lực lượng Đồng minh còn lại, buộc khối này ký hòa ước.
Sáng ngày 16/12/1944, hơn 200.000 quân Đức và gần 1.000 xe tăng đã tiến vào Ardennes, chạy từ phía nam Bỉ đến giữa Luxembourg. Cuộc phản công này được tổ chức trong bí mật và gây tổn thất bất ngờ cho quân Đồng Minh.
Bộ binh Đức tấn công trong rừng già. |
Mặc dầu có tình báo cho biết quân Đức sẽ mở cuộc phản công, song bộ chỉ huy Đồng Minh lúc bấy giờ đang ỷ thế thắng, mải lo công mà quên thủ, nên thiếu sự chuẩn bị. Ngoài ra, quân Đồng Minh còn gặp những trở ngại khác như thiếu liên lạc tình báo và không quân bị trì trệ vì thời tiết mùa đông.
Báo chí tiếng Anh gọi trận đánh này là Battle of the Bulge (Trận Chỗ Lồi) vì khi nhìn trên bản đồ quân sự, quân Đức thọc thủng được một lỗ hổng lớn và tràn sang khu quân sự của Đồng Minh tạo nên một mũi dùi tương tự như một khối phình ra.
Pháo tự hành StuG-III trong cuộc tấn công Ardennes. |
Ngay ngày đầu của cuộc phản công, quân Mỹ bị tổn thất nặng nề, với hai trung đoàn của Sư đoàn Bộ binh 106 bị bắt gọn. Đây là trận đánh đẫm máu nhất của quân đội Mỹ trong Thế chiến 2, với 19.000 binh sĩ tử trận.
Những bước tiến ban đầu của chiến dịch có thể được xem là chiến thắng cuối cùng của quân đội Đức, đồng thời là thảm họa đầu tiên mà quân đội Mỹ gặp phải trong giai đoạn 1944-1945 của cuộc chiến.
Không đoàn số 82 đang tiến về phía Ardennes. |
Tuy vậy, sau nhiều ngày chiến đấu, quân Đồng Minh giành lại thế chủ động và đẩy lui quân Đức. Đức Quốc xã không đạt được mục tiêu của kế hoạch và lực lượng bị suy giảm rất nhiều, phải lui về cố thủ dọc phòng tuyến Siegfried. Không thể bù đắp thiệt hại quá lớn, quân Đức tiêu tan hy vọng.
Sau thắng lợi quyết định này, quân Đồng Minh tràn vào nước Đức.
Thanh Hảo
Ngày này năm xưa: Ly kì chiến dịch tìm bắt Saddam Hussein
Sau 9 tháng triển khai một trong những chiến dịch truy lùng gắt gao nhất trong lịch sử, lính Mỹ đã bắt được Saddam Hussein.
Ngày này năm xưa: Chiến dịch Bão táp Mùa Đông thảm bại của Đức
Bão táp Mùa Đông là tên gọi của chiến dịch lớn tại phía nam Mặt trận Xô-Đức trong Thế chiến 2 do Cụm Tập đoàn quân Sông Đông của Đức tiến hành từ ngày 12 đến ngày 29/12/1942.
Ngày này năm xưa: Tội ác đáng sợ của 'sát thủ bom thư' Mỹ
Ngày 11/12/1985, "sát thủ bom thư Mỹ" Theodore John Kaczynski đã giết nạn nhân đầu tiên Hugh Scrutton, chủ một cửa hàng máy tính ở Sacramento, California.
Ngày này năm xưa: Nhật kiểm soát Thái Bình Dương
Ngày này cách nay 77 năm, 4.000 quân Nhật đổ bộ lên quần đảo Philippines trong khi các chiến cơ của nước này bắn chìm hai tàu chiến Anh Prince of Wales và Repulse ngoài khơi bờ biển phía đông Mã Lai.
Ngày này năm xưa: Kết cục buồn cho cuộc tình cổ tích của Công nương Diana
Ngày 9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng Anh chính thức xác nhận vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân.