Một trong những sự kiện gây chấn động nhất trong vụ bê bối Watergate được gọi là "Vụ thảm sát đêm thứ 7", xảy ra vào ngày 20/10/1973.

Putin khoe vũ khí 'độc'

Xác Khashoggi nghi bị 'xử lý' trong rừng, nhiều nước tẩy chay Ảrập Xêút

Khi đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon sa thải Công tố viên đặc biệt của vụ Watergate Archibald Cox, chấp nhận đơn từ chức của Bộ trưởng Tư pháp Elliot L. Richardson và Thứ trưởng Tư pháp William Ruckelshaus.

Theo History, vụ “thảm sát” này bắt nguồn từ cuộc điều tra về vụ đột nhập khét tiếng vào khu liên hợp Watergate hồi tháng 6/1972, trong đó 5 nhân viên của Tổng thống Nixon bị bắt khi đang cố đặt máy nghe trộm ở trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.

Tháng 5/1973, Archibald Cox, giáo sư luật của trường đại học Harvard và là cựu Tổng biện lý sự vụ Mỹ, được giao nhiệm vụ điều tra sự việc này. Ông Cox đã sớm xung đột với Nhà Trắng khi Tổng thống Nixon từ chối đưa ra hơn 10 giờ băng ghi âm những cuộc trò chuyện mật trong Phòng Bầu dục, một số đoạn ghi âm chỉ ra mối liên hệ giữa Tổng thống với vụ đột nhập trên.

Ngày 20/10/1973, Tổng thống Nixon đã thể hiện quyền lực hành pháp chưa từng có khi yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson và Thứ trưởng Tư pháp William Ruckelshaus sa thải ông Cox. Tuy nhiên, cả hai quan chức này đều từ chối và đệ đơn từ chức để phản đối.

Vị trí Bộ trưởng Tư pháp sau đó được giao cho Tổng biện lý sự vụ Robert Bork, ông này miễn cưỡng tuân thủ yêu cầu của Tổng thống và sa thải ông Cox. Chưa đầy nửa giờ sau, Nhà Trắng cử các đặc vụ FBI tới phong tỏa văn phòng của công tố viên đặc biệt, Bộ trưởng và Thứ trưởng Tư pháp.

Ông Bork sau này nói, ông tin rằng mệnh lệnh của Tổng thống Nixon là thích hợp và có hiệu lực, nhưng ông vẫn cân nhắc từ chức để tránh bị "coi là người làm theo ý muốn của Tổng thống để giữ vị trí". Tuy vậy, sau khi được đưa tới Nhà Trắng và tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp, ông Bork đã viết thư sa thải công tố viên Cox và "vụ thảm sát đêm thứ 7" kết thúc.

{keywords}
 

Cuộc tấn công của Tổng thống Nixon vào Bộ Tư pháp đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hơn 50.000 công dân lo ngại đã gửi điện tới Washington và 21 nghị sĩ Quốc hội đã đưa ra nghị quyết kêu gọi luận tội Tổng thống Nixon.

Đối mặt với sự phản đối rộng khắp, người đứng đầu Nhà Trắng đã nhượng bộ và bổ nhiệm Leon Jaworski làm công tố viên mới cho vụ Watergate. Ông Jaworski đã tiếp tục cuộc điều tra và cuối cùng đã có được những đoạn ghi âm ở phòng Bầu dục vào tháng 7/1974, khi Tòa án tối cao phán quyết rằng những đoạn băng không nằm trong đặc quyền hành pháp của Tổng thống.

Đối mặt với "khẩu súng bốc khói" vì sự dính líu tới bê bối Watergate, ông Nixon từ chức Tổng thống Mỹ ngày 8/8/1974.

Hoài Linh

Vụ nổ mang mật danh 596 đưa TQ bước vào 'CLB hạt nhân'

Vụ nổ mang mật danh 596 đưa TQ bước vào 'CLB hạt nhân'

Cách đây 54 năm, Trung Quốc thử quả bom nguyên tử đầu tiên của nước này, chính thức bước vào câu lạc bộ hạt nhân gồm Liên Xô, Anh, Mỹ và Pháp.

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày này năm xưa: Mối tình gây tranh cãi của huyền thoại âm nhạc Anh

Ngày 18/10/1968, John Lennon, thành viên ban nhạc lừng danh The Beatles và người tình Yoko Ono bị bắt giữ tại căn hộ ở London vì sở hữu trái phép chất ma túy.

Ngày này năm xưa: Quân đội Đức dính cú lừa chấn động

Ngày này năm xưa: Quân đội Đức dính cú lừa chấn động

Wilhelm Voigt chỉ là một thợ đóng giày nhưng đã thực hiện thành công một cú lừa siêu đẳng nhằm vào quân đội Đức.

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày này năm xưa: Bi kịch vũ nữ thoát y làm điệp viên

Ngày 15/10/1917, vũ nữ thoát y lừng danh người Hà Lan Mata Hari bị xử tử tại một vùng ngoại ô Paris, Pháp vì tội làm gián điệp cho Đức.