Eli Cohen là một điệp viên nổi tiếng của Israel hoạt động ở Syria nhưng bị lộ và bị treo cổ nơi công cộng ở Damascus ngày 18/5/1965.

Eli Cohen làm gián điệp ở Syria trong khoảng thời gian 1961-1965, nơi ông gây dựng được các mối quan hệ mật thiết với giới lãnh đạo chính trị - quân sự ở Damascus. Thậm chí, Eli Cohen còn lên đến chức Cố vấn trưởng của Bộ trưởng Quốc phòng Syria. Cuối cùng, bộ phận phản gián của Syria đã lật tẩy hoạt động của Cohen, đưa ông ra tòa án binh, nơi ông lĩnh án tử hình.

{keywords}
Eli Cohen là một điệp viên nổi tiếng thế giới.

Những thông tin mà Eli Cohen thu thập được đã góp phần quan trọng vào chiến thắng vang dội của Israel trong "Cuộc chiến tranh 6 ngày" chống lại liên quân Ảrập.

Eli Cohen sinh năm 1924 trong một gia đình Do Thái sùng đạo ở Alexandria, Ai Cập. Năm 1947, ông đăng ký nhập ngũ trong quân đội nhưng không được chấp nhận vì được cho là không đủ trung thành.

Trong những năm sau khi Israel được thành lập, nhiều gia đình Do Thái rời khỏi Ai Cập, bố mẹ và 3 người anh em của Cohen đến định cư tại Israel năm 1949, nhưng ông ở lại để hoàn thành tấm bằng về điện tử và điều hành các hoạt động của phong trào phục quốc Do Thái. 

Tới Israel định cư năm 1956, Cohen được Lực lượng Quốc phòng Israel tuyển dụng, và làm việc trong bộ phận tình báo quân đội, với vai trò chuyên gia phân tích phản gián. Sau đó, ông cố gắng gia nhập lực lượng tình báo Israel (Mossad) nhưng bị từ chối, và ông bỏ luôn việc tại bộ phận phản gián.

Hai năm sau, Cohen làm thư ký hồ sơ tại một văn phòng bảo hiểm ở Tel Aviv, và kết hôn với Nadia Majald, một người Do Thái nhập cư từ Iraq năm 1959. Họ có ba con.

{keywords}
 

Mossad tuyển dụng Cohen sau khi Tổng giám đốc Meir Amit, trong lúc tìm kiếm ứng viên làm đặc vụ thâm nhập chính phủ Syria, tình cờ thấy tên ông trong hồ sơ những người bị loại. Trong vòng hai tuần, Cohen được đặt dưới sự giám sát của Mossad và được xác nhận thích hợp để tuyển chọn và đào tạo.

Cohen trải qua một khóa đào tạo khắc nghiệt trong 6 tháng tại trường huấn luyện Mossad. Bản báo cáo tốt nghiệp của ông viết rằng, ông có đủ phẩm chất để trở thành một katsa, hay một đặc vụ tiền tuyến.

Năm 1962, Cohen xâm nhập lãnh thổ Syria dưới vỏ bọc của một thương gia giàu có gốc Syria trở về quê hương sau nhiều năm làm ăn ở Nam Mỹ. Ông có cơ ngơi hoành tráng gần phủ Tổng thống Syria và luôn tổ chức các buổi tiệc tùng nức tiếng trong giới thượng lưu.

Nhờ đó, Cohen đã tạo lập được quan hệ khăng khít với các quan chức cao cấp trong chính phủ Syria, thậm chí trở thành bạn thân của Tổng thống Syria. Ông cũng là người duy nhất không xuất thân từ binh nghiệp được trực tiếp bàn bạc chia sẻ bí mật quân sự quốc gia trong giới chức cao cấp và được coi như người có triển vọng trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Syria.

Với vị thế của mình, Cohen đã có được đầy đủ tài liệu, kế hoạch phòng thủ của Syria trên cao nguyên Golan, lệnh hành quân cho quân đội Syria cùng với con số về vũ khí của nước này. Ông gửi thông tin về Israel bằng radio, thư từ kín và thậm chí báo cáo trực tiếp khi ông bí mật về Israel ba lần.

Trong những lần thăm phòng tuyến quân đội Syria, Eli Cohen còn làm được một việc ngoài sự mong đợi của Israel - đó là đề nghị trồng cây để cho binh sĩ có bóng mát. Sau này, trong trận chiến 6 ngày, những cây đó chính là chỉ điểm, đánh dấu mục tiêu cho pháo binh và không lực Israel, giúp họ giành được Cao nguyên chỉ trong 2 ngày. Đây là chiến công lớn nhất mà Cohen lập được.

Đại tá tình báo Syria mới bổ nhiệm Ahmed Su'edani không tin một ai và không thiện cảm với Cohen. Sợ bị lộ, Cohen báo cáo với cấp trên rằng ông muốn kết thúc nhiệm vụ của mình tại Syria trong chuyến trở về Israel cuối cùng vào tháng 11/1964. Nhưng ông được lệnh trở lại Syria một lần nữa.

Trước khi rời đi, Cohen đảm bảo với vợ sẽ chỉ có thêm một chuyến đi nữa trước khi ông về hẳn.

Tháng 1/1965, Syria tăng cường truy tìm những gián điệp cấp cao bằng cách sử dụng các thiết bị dò tìm của Liên Xô. Phát hiện dấu vết, vào ngày 24/1, an ninh Syria đã ập vào căn hộ của Cohen, bắt quả tang ông đang truyền tin về Israel.

{keywords}
Eli Cohen bị treo cổ công khai ở Damascus.

Sau một phiên xét xử tại tòa án binh, Cohen bị kết tội gián điệp và lĩnh án tử hình. Ông được cho là đã bị thẩm vấn và tra tấn nhiều lần.

Israel đã ra sức vận động hành lang quốc tế hòng mong đặc vụ của mình được Syria ân xá. Tuy nhiên, Damascus giữ nguyên phán quyết.

Ngày 18/5 cùng năm, Cohen bị treo cổ công khai tại quảng trường Marjeh ở Damascus.

Ngày 20/9/2016, một video về thân thể Cohen sau khi bị xử tử được đăng trên Facebook bởi một nhóm người Syria vô danh có tên "Kho tàng nghệ thuật Syria". Trước đó chưa có một video nào về cuộc hành hình được biết là có tồn tại.

Cuộc đời của Cohen đã được đưa vào tác phẩm điện ảnh The Impossible Spy và ông  trở thành anh hùng quốc gia của đất nước Do Thái. Nhiều tuyến đường và khu dân cư được đặt theo tên ông.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Bê bối khiến Tổng thống Mỹ "ngã ngựa"

Ngày này năm xưa: Bê bối khiến Tổng thống Mỹ "ngã ngựa"

Ngày 17/5/1973, Thượng viện Mỹ bắt đầu các phiên điều trần, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình về bê bối Watergate, liên quan đến Tổng thống Richard Nixon.

Ngày này năm xưa: Tội ác vấy máu của nữ y tá

Ngày này năm xưa: Tội ác vấy máu của nữ y tá

Ngày 16/5/1975, nữ y tá Norma Armistead bước vào bệnh viện Kaiser ở Los Angeles, California (Mỹ) cùng một đứa bé mới sinh trên tay mà cô cho biết vừa sinh tại nhà.

Ngày này năm xưa: Thảm án thừa kế rúng động nước Mỹ

Ngày này năm xưa: Thảm án thừa kế rúng động nước Mỹ

Cả nước Mỹ rúng động khi hay tin cô gái trẻ, đẹp cùng người tình ra tay sát hại dã man cha mẹ và em trai nhằm hưởng thừa kế.

Ngày này năm xưa: Tai nạn đường sắt kinh hoàng trong lịch sử Nhật

Ngày này năm xưa: Tai nạn đường sắt kinh hoàng trong lịch sử Nhật

Thảm họa đâm tàu ở Shigaraki, Shiga, là một trong những tai nạn đường sắt khủng khiếp nhất trong lịch sử Nhật Bản, xảy ra ngày 14/5/1991.

Ngày này năm xưa: Giáo hoàng John Paul II bị ám sát hụt

Ngày này năm xưa: Giáo hoàng John Paul II bị ám sát hụt

Ngày 13/5/1981, Giáo hoàng John Paul II bị một tay súng Thổ Nhĩ Kỳ bắn khi đang ban phúc cho 20.000 tín đồ ở Quảng trường St. Peter.