Cuối tháng Sáu năm 1967, Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông Lyndon Johnson.


Khi đề cập đến chủ đề Việt Nam, ông Kosygin trao tặng cho ông Johnson quả đạn pháo 20mm chưa nổ đã được bắn từ khẩu pháo Mỹ. Ba tuần trước đó, quả đạn này đã rơi xuống boong tàu buôn Liên Xô "Turkestan".

{keywords}

Tàu buôn Liên Xô "Turkestan".

Trong những năm cuộc không chiến của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam, hoạt động của các thủy thủ Liên Xô cung cấp thiết bị quân sự và hàng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam và các lực lượng yêu nước của miền Nam không chỉ là khó khăn mà còn gây ra tử vong. Số phận của tàu buôn "Turkestan" thuộc công ty Tàu biển Viễn Đông của Liên Xô là một thí dụ.

Vào đầu năm 1967, tàu Turkestan đã ba lần ghé vào các cảng Việt Nam. Trong chuyến đi thứ ba, vào tháng Tư năm 1967, tàu đã cung cấp hàng viện trợ từ Vladivostok đến Hải Phòng. Khi đó, thủy thủ đoàn đã tổ chức cuộc mít tinh ủng bộ sự nghiệp chính nghĩa của những người yêu nước Việt Nam và tỏ ý muốn trở thành thành viên tập thể của Hội hữu nghị Xô-Việt. Bức điện thông báo về yêu cầu này đã được gửi đến Matxcơva. Ngày hôm sau họ đã nhận được bức điện trả lời của Chủ tịch Hội Hữu nghị Xô-Việt, Anh hùng Liên Xô và Anh hùng Lao động Việt Nam phi hành gia German Titov: Chúng tôi vui lòng thực hiện yêu cầu của thủy thủ đoàn.

Cuối tháng 5 năm 1967 tàu buôn "Turkestan" đã thực hiện chuyến đi thứ tư đến Việt Nam, lần này neo đậu dỡ hàng — vật liệu xây dựng — tại vùng nước cảng Cẩm Phả, rồi bắt đầu tiếp nhận than Hồng Gai để vận chuyển đến Nhật Bản. Ngày 2 tháng 6, không quân Mỹ đã đột kích thành phố, hai phi cơ chiến đấu của Mỹ bổ nhào xuống tàu buôn Turkestan, thả một trái bom nổ cách tàu vài chục mét, tiếp đến thi nhau nã pháo và hàng tràng súng liên thanh cỡ lớn. Tàu Turkestan chịu 67 lỗ thủng. Buồng lái và cây cầu trên tàu đã bị hỏng. 7 thủy thủ bị thương, một người trong số họ đã hy sinh. Đó là thợ điện Nikolai Rybachuk.

"Chiếc tàu chúng tôi đã có tất cả các dấu hiệu của nhà nước Xô viết — thuyền trưởng Viktor Sokolov cho biết, — Trên cột buồm phía sau — lá cờ Liên Xô, trên ống có nền đỏ cùng búa liềm vàng. Chiếc tàu đang neo đậu cách bờ biển khoảng 400 mét, xung quanh không có tàu nào khác. Tàu chúng tôi trong tầm nhìn phi công Mỹ, và họ đã nhằm súng vào thượng tầng của tàu, nơi ở và làm việc của thủy thủ đoàn. Họ đã bắn rất chính xác, không bắn dù một đạn vào mũi hoặc đuôi tàu, nơi không có người".

{keywords}

Thợ điện tàu buôn Turkestan Nikolai Rybachuk đã thiệt mạng tại Cẩm Phả.

Sau vụ không kích này Giám đốc cảng Cẩm Phả Lê Văn đã nói: "Tôi đã chứng kiến vụ pháo kích tàu Turkestan. Tôi khâm phục sức chịu đựng và lòng dũng cảm của các thủy thủ Liên Xô. Chúng tôi rất thân mật với họ. Hầu hết các tàu ghé vào cảng chúng tôi đều là tàu Liên Xô. Các thủy thủ Xô viết thường giúp chúng tôi trong các công việc dỡ hàng, giúp sửa chữa thiết bị kỹ thuật. Các nhân viên cảng biết ơn chân thành các thủy thủ Liên Xô. Và chúng tôi sẽ nhớ mãi các thủy thủ trên tàu Turkestan đã đổ máu vì chiến thắng của những người yêu nước Việt Nam".

Ngày 5 tháng Sáu năm 1967 tàu Turkestan treo cờ rủ đã rời cảng Cẩm Phả. Vài tháng sau đó, sau khi được sửa chữa, Turkestan lại đến Việt Nam với hàng viện trợ.

Chính quyền Mỹ đã ba lần chối bỏ tham gia tấn công tàu Liên Xô. Lúc đầu Lầu Năm Góc tuyên bố rằng, họ không có thông tin về vụ máy bay Mỹ pháo kích tàu Liên Xô. Sau đó họ quả quyết rằng, tàu Liên Xô đã bị hư hại có nguyên nhân từ pháo phòng không Việt Nam. Và chỉ sau khi đại sứ Liên Xô tại Hoa Kỳ thông báo với Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk rằng, trên boong tàu "Turkistan" đã tìm được quả đạn pháo chưa nổ được bắn từ khẩu pháo Mỹ, Washington buộc phải thừa nhận rằng, máy bay Mỹ chịu trách nhiệm về vụ pháo kích tàu Liên Xô. Và Thủ tướng Liên Xô đã tặng Tổng thống Mỹ quả đạn ấy.

Vào đầu những năm 1970, công ty Tàu biển Viễn Đông của Liên Xô đã nhận được một tàu mới được đặt tên Nikolai Rybachuk, thợ điện đã thiệt mạng tại Cẩm Phả. Chiếc tàu này cũng thực hiện các chuyến đi Việt Nam.

Theo Sputnik

Triều Tiên đang đổ tiền vào vũ khí nào nhiều nhất?

Triều Tiên đang đổ tiền vào vũ khí nào nhiều nhất?

Theo các phân tích mới nhất, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có những quyết định cải tổ triệt để, tập trung nhiều vào các loại tên lửa mới

Hé lộ người phụ nữ duy nhất Hilter thực sự yêu quý

Hé lộ người phụ nữ duy nhất Hilter thực sự yêu quý

Với dáng người cao ráo, khuôn mặt dài và nụ cười hiền từ, Klara là người trầm tính và hay ngại ngùng.

Uy lực khủng khiếp của tàu ngầm Mỹ áp sát Triều Tiên

Uy lực khủng khiếp của tàu ngầm Mỹ áp sát Triều Tiên

Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan từng mang kho tên lửa có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong Thế chiến 2, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa trong chốc lát.

Cuộc không chiến đẫm máu trên bầu trời Triều Tiên - Kỳ cuối

Cuộc không chiến đẫm máu trên bầu trời Triều Tiên - Kỳ cuối

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã sản sinh ra những cuộc hỗn chiến gay cấn nhất trong lịch sử xung đột trên không.

Thế giới 7 ngày: Ông Trump sẽ tới Việt Nam, Triều Tiên thử tên lửa

Thế giới 7 ngày: Ông Trump sẽ tới Việt Nam, Triều Tiên thử tên lửa

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tới Việt Nam, Triều Tiên thử tên lửa thất bại... là hai trong số những tin nóng nhất 7 ngày qua.