Đầu tháng 7/1942, tình hình Stalingrad ngày càng bất lợi cho Hồng quân khi 80 sư đoàn quân Đức quốc xã và đồng minh tấn công mãnh liệt và ép tuyến phòng ngự Liên Xô về phía sông Volga.

Chiến sự diễn ra mãnh liệt, căng thẳng và quyết định nhất là tại cánh bắc và tây bắc, nơi đối đầu với TĐQ 6 của Đức. Để phòng thủ hướng này, ngày 12/7/1942, Phương diện quân Stalingrad được thành lập gồm các TĐQ 21, 62, 63 và 64, đặt dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Timoshenko. Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức một tuyến phòng thủ trong khúc eo lớn của sông Đông, vào khoảng giữa Kletskaya và ngã ba sông Chir và Don, chống lại các cuộc tấn công của TĐQ 6 Đức. Trong đó, TĐQ 62 do trung tướng Vasily Chuikov chỉ huy là lực lượng chịu áp lực trực tiếp mạnh nhất của quân Đức.

Ngày 23/8, TĐQ 62 bị cắt đứt khỏi khối quân chủ lực Liên Xô và lâm vào tình thế gần như tuyệt vọng trong tình thế bị tấn công cả trước mặt và sau lưng bởi TĐQ 6 Đức; không quân Đức cũng liên tục ném bom hủy diệt thành phố.

{keywords}
Trung tướng Vasily Chuikov, chỉ huy TĐQ 63 của Hồng quân Liên Xô

Tình hình lúc này phải nói là cực kì nghiêm trọng. Khi được cấp trên hỏi bằng cách nào TĐQ 62 có thể hoàn thành nhiệm vụ, tư lệnh Chuikov trả lời: "Chúng tôi sẽ chiến đấu đến chết để bảo vệ thành phố”. 

Học thuyết quân sự của Đức quốc xã lúc đó đòi hỏi thực hiện ngiêm ngặt nguyên tắc hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa bộ binh và các binh chủng thiết giáp, pháo binh, công binh, không quân cường kích. Đối phó lại, tướng Chuikov quyết định sử dụng chiến thuật "đánh áp sát" mà ông gọi là "ôm" lấy quân Đức. Điều này khiến phòng tuyến của quân Đức và Hồng quân nằm ở các vị trí gần sát nhau, vì vậy, nguy cơ quân Đức bị “ăn đòn” bởi hỏa lực pháo binh và không quân của quân nhà là rất cao. Điều này khiến quân Đức gặp khó khăn khi sử dụng pháo binh và không quân, từ đó vô hiệu hóa hay làm giảm đáng kể ưu thế của hai binh chủng này.

{keywords}
Phía trước nhà ga trung tâm Stalingrad cuối năm 1942

Các tòa nhà, công xưởng, nhà kho, công sở đều được bộ đội TĐQ 62 biến thành những lô cốt được bao bọc bởi các bãi mìn, hàng rào kẽm gai cùng một nhóm 5-10 chiến sĩ được trang bị súng trường, tiểu liên, lựu đạn, súng máy, súng chống tăng, pháo cối, súng bắn tỉa.. chiến đấu chống lại những nhóm lính Đức đột kích được vào.

Từng đống đổ nát, từng con đường, từng lầu gác đều phải đánh nhau đẫm máu giành đi giật lại nhiều lần. Hệ thống cống rãnh cũng là một chiến địa ác liệt nơi binh lính hai bên quần nhau trong một mê hồn trận gồm những đường ống chằng chịt. Nhiều tòa nhà cao tầng - bị không quân Đức ném bom tơi tả trở thành nơi diễn ra các trận giao chiến ác liệt kéo từ tầng này qua tầng khác; quân của hai bên trú trong các tầng xen kẽ nhau, bắn nhau qua các lỗ hổng trên sàn và trần nhà.

{keywords}
Binh lính tìm chỗ trú ẩn giữa một trận chiến tại Stalingrad năm 1942

Đêm 23/9/1942, quân Đức tấn công một ngôi nhà bốn tầng nằm ở ngay trung tâm thành phố song song với bờ sông Volga và nhìn ra quảng trường Mồng 9 tháng 1. Một trung đội Hồng quân được lệnh giữ vững ngôi nhà này. Sau khi trung đội trưởng bị thương, trung sĩ Yakov Pavlov trở thành chỉ huy nhóm chiến sĩ bảo vệ ngôi nhà. Trung đội đã hoàn thành nhiệm vụ dù rằng chỉ còn 4 người sống sót. Vài ngày sau, họ được tăng viện. Quân  Đức tấn công ngôi nhà đơn độc này vài lần một ngày. Thế nhưng, trước sức tấn công mãnh liệt của kẻ thù, Pavlov và các đồng đội đã giữ vững tới hơn 2 tháng ngôi nhà vốn chỉ được thiết kể để ở, trước khi được giải nguy bởi cuộc phản công của Hồng quân. Từ đó, ngôi nhà được gọi bằng cái tên Ngôi nhà Pavlov, nay là một phần của Khu tưởng niệm chiến thắng Stalingrad.

Những tay súng bắn tỉa cũng gây nhiều thiệt hại cho quân Đức. Thành công nhất và cũng nổi tiếng nhất là Vasily Zaytsev với thành tích tiêu diệt 400 lính và sĩ quan Đức. Cũng như Pavlov, Zaytsev được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Sau khi mất, di hài Zaytsev được chuyển về nghĩa trang trên đồi Mamayev và được chôn bên cạnh đài tưởng niệm trên đó khắc câu nói nổi tiếng của ông: "Bên kia sông Volga không có đất cho chúng ta".

{keywords}
Lính bắn tỉa của Hồng quân Liên Xô chiến đấu tại Stalingrad 

Sau 3 tháng, sức tiến công cạn kiệt, quân Đức đã đi quá xa nguồn tiếp ứng và mất hết lợi thế hoả lực và tấn công cơ động. Đúng lúc này, ngày 19/11/1942, Hồng quân mở chiến dịch phản công mang tên Chiếc vòng, thanh toán TĐQ 6 (Đức) và giải vây cho TĐQ 62.

Sau chiến thắng Stalingrad, TĐQ 62 được vinh dự mang tên TĐQ Cận vệ 8 và vẫn do tướng Chuikov chỉ huy. TĐQ này đã tham gia chiến dịch Berlin trong thành phần Phương diện quân Belorussia 1 và nổi tiếng với việc tiến quân rất nhanh qua Ba Lan mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa hình. Trong các trận đánh chiếm Berlin, kinh nghiệm chiến đấu trên đường phố ở Stalingrad một lần nữa hữu ích, giúp cho đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

{keywords}
Toàn cảnh Stalingrad năm 1942 nhìn từ trên cao 

Với thành tích xuất sắc trong việc chỉ huy TĐQ 62, Nguyên soái Chuikov đã hai lần (1944, 1945) được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Ông chính là cố vấn chính cho việc xây dựng Khu tưởng niệm chiến thắng Stalingrad tại đồi Mamayev. Và khuôn mặt người lính Xô-viết dũng mãnh trong tác phẩm điêu khắc nổi tiếng “Chiến đấu đến cùng” tại Khu tưởng niệm được chế tác với những nét mặt của chính Vasily Ivanovich. Sau khi mất ngày 18/3/1982, vị tư lệnh của TĐQ 62 oai hùng năm xưa được mai táng trên đồi Mamayev, trở thành Nguyên soái Liên Xô duy nhất được chôn cất ngoài thủ đô Moscow.

>>> Đọc tin quân sự trên VietNamNet

Nguyên Phong

Cái kết ảm đạm của một đạo quân Đức quốc xã thiện chiến

Cái kết ảm đạm của một đạo quân Đức quốc xã thiện chiến

Tập đoàn quân (TĐQ) 6 quân đội Đức quốc xã là đạo quân thiện chiến, từng thành công trong các chiến dịch tấn công Ba Lan, Pháp và Ukraina của Liên Xô.

'Người anh cả' của kỵ binh hồng quân Liên Xô

'Người anh cả' của kỵ binh hồng quân Liên Xô

Dưới đây là cuộc đời và chiến công của Tư lệnh Tập đoàn quân Kỵ binh số 1 Hồng quân Liên Xô Semyon Mikhailovich Budyonny.