Đây là xu hướng mới của nghệ thuật quân sự, theo đó, các binh đoàn xe tăng không chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ yểm trợ bộ binh mà còn được sử dụng tập trung để phá vỡ phòng tuyến rồi vây, diệt đối phương dưới sự yểm trợ tối đa của pháo binh và không quân.

Trong Thế chiến thứ Hai, Guderian chính là người đã chỉ huy quân đoàn xe tăng số 19 rồi tập đoàn quân xe tăng số 2 từng tham gia thành công trong các chiến dịch tấn công Ba Lan (1939), Pháp (1940) và giai đoạn đầu chiến dịch Barbarossa tấn công Liên Xô.

Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn chiến tranh, Guderian đã nhiều lần hành động và phát ngôn trái với những mệnh lệnh, chỉ đạo của trùm phát xít Hitler.

{keywords}
Heinz Guderian. Ảnh: Wikipedia

Tháng 8-9/1941, Guderian phản đối quyết định của Hitler chuyển hướng tấn công lên hướng Leningrad và Kiev vì khiến quân Đức mất cơ hội chiếm thủ đô Nga trước mùa đông. Đến tháng 12/1941, khi Hồng quân chuyển sang phản công-bất chấp mệnh lệnh của Hitler "không được nhượng một tấc đất nào cho bọn Nga", Guderian cho toàn bộ tập đoàn quân vừa đánh vừa lui để bảo toàn lực lương. Vì hành động này, Guderian đã bị Hitler bãi nhiệm.

Khi Hồng quân mở chiến dịch Wisla-Oder để hỗ trợ cho quân Đồng minh đăng gặp khó khăn ở Ardeness (tháng 1/1945), Guderian được Hitler bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng lục quân. Ông đã rất bất ngờ khi Hitler điều quân đoàn 6 từ phía Tây không phải là về hướng Berlin mà lại về hướng Hungary, theo Hitler là để bảo vệ các cơ sở dầu mỏ tại đây. Guderian đã tìm mọi cách can ngăn-vì sẽ gây nguy hiểm cho cánh quân phòng thủ Berlin, song Hitler không thay đổi quyết định của mình.

Guderian cũng phản đối quyết định của Hitler bổ nhiệm Thống chế SS Himmler làm Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Wisla mới thành lập để phòng thủ hướng đông, vì cho rằng Himmler không có năng lực quân sự.

Khi các đơn vị Hồng quân tiến đến sông Oder, Guderian đề nghị Hitler từ bỏ ý định phòng thủ ở hướng Hungary và tập trung lực lượng từ vùng Pribaltic để tấn công vào hai bên cạnh sườn phương diện quân của Nguyên soái Zhukov nhằm chia cắt các đơn vị tiến về phía trước của Zhukov. Hitler không phản đối ý kiến này, nhưng không đồng ý dừng các hành động tác chiến ở Pribaltic mà điều các đơn vị từ Italia, Na Uy. Hai người lời qua tiếng lại, đến mức Goering đang có mặt tại cuộc họp phải kéo Guderian sang phòng bên cạnh để “hạ hỏa” Hitler.

Phiên họp tiếp theo, Guderian tiếp tục chứng minh với Hitler là cần phải tiến hành chiến dịch tấn công vào cạnh sườn Zhukov. Ông cũng thuyết phục Hitler bãi chức Himmler, song hai người không tìm được tiếng nói chung. Sang ngày hôm sau, Guderian đến gặp Himmler và nói thẳng với viên Thống chế SS là ông này nên từ bỏ chức vụ Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Wisla để dồn lực cho các công việc khác vốn đã quá tải.

Himmler đồng ý. Ngay chiều hôm đó, Guderian thuyết phục Hitler thay Himmler. Hitler đồng ý, và bổ nhiệm thượng tướng Gotthard Heinrici thay cho Himmler. Nhưng các trận đánh tiếp theo cũng không thành công. Tháng 3/1945, Hồng quân bao vây pháo đài Kustrin chỉ cách Berlin 80km. Guderian điều Tập đoàn quân số 9 của thượng tướng Theodor Busse đến giải vây cho Kustrin nhưng thất bại. Ngày 28/3, Guderian cùng Busse đến báo cáo tình hình, Hitler quở trách Busse là "cẩu thả". Guderian phản đối, cho rằng Busse không có lỗi.

Sau một lúc im lặng, Hitler yêu cầu tất cả ra ngoài, trừ Guderian. Khi chỉ còn hai người, Hitler yêu cầu Guderian nghỉ phép sáu tuần. Đến đây kết thúc cuộc đời binh nghiệp của vị tướng Đức giàu kinh nghiệm. Guderian không tham gia vào việc chỉ huy quân đội nữa. Ngày 10/5/1945, ông đầu hàng quân Mỹ và bị giam trong trại tù binh đến năm 1948.

Nguyên Phong

Bí mật về những vụ 'đi đêm' của Anh, Mỹ với phát xít Đức

Bí mật về những vụ 'đi đêm' của Anh, Mỹ với phát xít Đức

Xuất phát từ lập trường chống Liên Xô, Anh và Mỹ từng nhiều lần tìm kiếm hòa ước riêng rẽ với nước Đức phát xít.

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Chiến lược đối phó của Liên Xô nếu Đức Quốc xã chiếm Moscow năm 1941

Giữa tháng 10/1941, quân đội Đức Quốc xã nhanh chóng áp sát thủ đô Moscow của Liên Xô. Các thành phố lân cận lần lượt rơi vào tay kẻ thù. Quân phát xít có thể tiến vào Moscow bất cứ lúc nào.