Thông tin trên vừa được Reuters đăng tải hôm nay (12/6), dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden.

{keywords}
Các lãnh đạo G7 chuẩn bị dự tiệc chiêu đãi đồ uống bên lề hội nghị ở Cornwall, Anh, ngày 11/6. Ảnh: Reuters  

Hãng tin này cho biết thêm, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Pháp, Canada và Italia) đang nỗ lực đưa ra một phản ứng thống nhất đối với Trung Quốc, trước sự trỗi dậy đáng quan ngại về kinh tế và quân sự của quốc gia châu Á này trong 40 năm qua.

"Đây không chỉ là chuyện đối đầu hay thách đố Trung Quốc", quan chức trên bình luận. "Nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa đưa ra được một giải pháp thay thế tích cực nào phản ánh các giá trị, tiêu chuẩn và cách thức kinh doanh của mình".

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (BRI) là một kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ đôla mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã khởi động hồi năm 2013, liên quan đến các sáng kiến phát triển và đầu tư trải dài từ châu Á sang châu Âu và xa hơn nữa.

Hơn 100 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để hợp tác trong các dự án BRI như đường sắt, cảng biển, đường cao tốc và các cơ sở hạ tầng khác.

Quan chức Mỹ nói trên chỉ ra rằng, đến thời điểm này, phương Tây vẫn chưa đưa ra được giải pháp thay thế tích cực nào cho "sự thiếu minh bạch, các tiêu chuẩn lao động và môi trường thấp kém cùng cách hành xử bắt nạt" của Trung Quốc.

"Vì vậy, ngày mai, chúng tôi sẽ công bố 'xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn', một sáng kiến mới về cơ sở hạ tầng toàn cầu đầy tham vọng, với các đối tác G7 và nó sẽ không chỉ là một lựa chọn thay thế cho BRI", nguồn tin này tiết lộ thêm. 

Thanh Hảo

Khối G7 đạt thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp đa quốc gia

Khối G7 đạt thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp đa quốc gia

Nhóm các nước có nền kinh tế phát triển nhất, gọi tắt là G7, vừa đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử nhằm đối phó tình trạng lách thuế của các tập đoàn đa quốc gia.