Cảnh sát bắt giữ một người tham gia biểu tình phản đối cuộc đảo chính của quân đội ở Mawlamyine, Myanmar. Ảnh: Reuters |
Các ngoại trưởng của G7, nhóm quy tụ 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật và Canada ngày 23/2 ra tuyên bố chung nhấn mạnh: "Bất kỳ ai dùng bạo lực đối phó với những cuộc biểu tình hòa bình cần phải bị buộc chịu trách nhiệm ... Chúng tôi vẫn đồng thuận lên án cuộc đảo chính ở Myanmar".
Theo Reuters, các ngoại trưởng G7 cũng kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người bị quân đội Myanmar bắt giữ, bao gồm cả Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint.
Sau cuộc chính biến ngày 1/2, quân đội Myanmar đã lật đổ chính quyền dân sự, bắt giam nhiều quan chức thuộc đảng cầm quyền Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD), dẫn tới hàng loạt cuộc biểu tình chống đối rầm rộ khắp đất nước.
Trước G7, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) hôm 22/2 cho biết sẵn sàng thực thi cấm vận đối với những người trực tiếp chịu trách nhiệm về cuộc chính biến ở Myanmar.
Cùng ngày, Mỹ thông báo áp trừng phạt đối với Tướng Maung Maung Kyaw - Tổng tư lệnh lực lượng Không quân và Tướng Moe Myint Tun, cựu Tham mưu trưởng Lục quân và là chỉ huy một trong những cơ quan giám sát các chiến dịch từ thủ đô Naypyidaw. Washington cũng cảnh báo sẽ có thêm hành động tương tự nếu quân đội Myanmar không "khẩn trương khôi phục chính phủ dân bầu".\
Tuấn Anh
Quân đội Myanmar tới tấp gánh trừng phạt từ Mỹ và EU
EU và Mỹ vừa thông báo áp trừng phạt lên nhiều quan chức quân đội Myanmar liên quan cuộc chính biến ngày 1/2 và cảnh báo sẽ hành động mạnh hơn nữa.
Giá nhiên liệu ở Myanmar tăng vọt vì biểu tình
Các nguồn tin cho biết, hoạt động nhập khẩu nhiên liệu tinh chế của Myanmar bị đình trệ và giá xăng dầu trong nước tăng vọt giữa lúc biểu tình rầm rộ phản đối đảo chính quân sự vẫn tiếp diễn.