Tuy nhiên, cuộc đời ông cũng có những thăng trầm cũng như những giờ phút đầy cam go.

Ngày 1/6/1946 diễn ra cuộc họp hội đồng quân sự cấp cao các lực lượng vũ trang Liên Xô. Vào thời gian này, Zhukov đã được điều từ Berlin về Moscow làm thứ trưởng quốc phòng.

Sau tiếng chuông báo đến giờ họp, mọi người lục tục bước vào phòng họp. Cục trưởng Tác chiến Stemenko đã ngồi sẵn ở bàn thư ký. Vài phút sau, các ủy viên Bộ Chính trị lần lượt bước vào. Mọi người im lặng chờ Stalin.

{keywords}
Nguyên soái Zhukov năm 1939 tại chiến dịch Khalkhin Gol. Ảnh: Wikipedia

Stalin xuất hiện, mặt cau có. Ông mặc chiếc áo đại cán kiểu cũ với chiếc cặp giấy kẹp dưới nách. Mỗi khi tâm trạng không vui, Stalin lại mặc chiếc áo cũ này.

Stalin không vội vã tiến lại bàn thư ký mà chậm rãi lướt nhìn các tướng soái. Ông đặt cặp giấy xuống bàn, yêu cầu Stemenko đọc cho hội nghị nghe tài liệu trong cặp. Tài liệu là của Novikov, nguyên tư lệnh không quân. Trong đó, Novikov nhận khuyết điểm về những sai phạm của mình.

Tiếp đó, Novikov tố cáo Zhukov là người hám quyền lực, hám vinh quang, độc đoán. “Zhukov bằng mọi cách hạ thấp vai trò của Tổng tư lệnh tối cao trong chiến tranh, đồng thời đề cao vai trò của cá nhân ông ta. Ông ta nói với tôi rằng, kế hoạch các trận đánh lớn đều được soạn thảo theo ý tưởng của ông ta, và chính ông ta chỉ huy các trận đánh đó.

Zhukov còn khẳng định không muốn giữ chức thứ trưởng phụ trách chung, việc nhiều mà ảnh hưởng ít. Làm Tư lệnh Lục quân thì gần như nắm toàn quân, duy trì được vinh quang cho mình...”, Novikov nêu rõ.

Stalin đề nghị mọi người phát biểu ý kiến. Đầu tiên là các ủy viên Bộ Chính trị, hầu như đồng thanh buộc tội Zhukov như trong bản tường trình của Nguyên soái Novikov.

Lập trường của giới quân nhân có ý nghĩa quan trọng. Chính họ năm 1937 đã góp phần hạ bệ, bỏ tù, thậm chí tử hình nhiều tướng soái. “Nhưng rồi chúng tôi nghĩ lại, được ăn cả, ngã về không. Hôm nay là Zhukov, ngày mai đến lượt tôi. Nếu không bảo vệ Zhukov, có khi lại bắt đầu một năm 1937 mới. Hơn nữa, những năm chiến tranh đã làm chúng tôi bạo dạn hơn”, Nguyên soái Konev nhiều năm sau nhớ lại. 

Chính vì vậy, Konev phát biểu: “Quả thật Zhukov là người thô bạo, khó tính, rất khó làm việc và quan hệ. Nhưng thưa đồng chí Stalin, không thể có chuyện đồng chí ấy không tôn trọng đất nước ta, Đảng ta và cá nhân đồng chí. Tôi từng chứng kiến đồng chí Zhukov bò chỉ cách trận địa địch 300-400m khi đi trinh sát thực địa. Một con người không yêu tổ quốc, không yêu Đảng thì không bao giờ dám hành động như vậy”.

"Thế anh có biết rằng Zhukov định giành hết cho mình công lao trong các chiến dịch?", Stalin hỏi. "Đó là chuyện vặt, thưa đồng chí Stalin. Làm sao mà lừa dối được lịch sử", Konev đáp.

Được khích lệ, các vị tướng khác lần lượt phát biểu, một mặt chỉ ra những thiếu sót của Zhukov, nhưng đồng thời cũng bảo vệ người chỉ huy của mình.

Stalin im lặng lắng nghe, không ngắt lời ai. Sau khi mọi người đã nói hết, Stalin tiến về phía Zhukov và yêu cầu ông nêu ý kiến. Zhukov nói, "tôi không có gì phải biện hộ. Tôi luôn phục vụ Tổ quốc và Đảng một cách trung thành và đầy cố gắng. Tôi không hề dính líu đến một mưu mô nào...". Stalin chậm rãi bước trong phòng họp hồi lâu, cuối cùng tiến lại gần Zhukov và nói, "các danh tướng Nga vĩ đại – Nevsky, Suvorov, Kutuzov... đều là những người khiêm tốn, còn đồng chí thì lại không đủ đức tính ấy. Giỏi thật, Napoleon ạ, mình anh mà đánh thắng cả chiến tranh".

Ông im lặng một lát rồi nói câu cuối, "chuyển sang làm Tư lệnh Quân khu Odessa".

Cho đến nay, không ai xác định được câu nói đó Stalin đột ngột bật ra hay vấn đề Zhukov đã được ông quyết từ trước. Chỉ có điều, từ đây bắt đầu những ngày tháng “trầm” của ông. Chỉ sau khi Stalin mất (1953), ông mới được Khrushev mời trở về Moscow ngồi vào ghế thứ trưởng thứ nhất rồi bộ trưởng quốc phòng. Và rồi 4 năm sau, ông bị chính Khrushev cho về nghỉ hưu.

Nguyên Phong

Những ngày cuối cùng của trùm an ninh Liên Xô Beria

Những ngày cuối cùng của trùm an ninh Liên Xô Beria

Ngày 5/3/1953, I. V. Stalin từ trần. Beria đề nghị dành cho G. Malenkov chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.

Hai mặt sáng tối của cuộc đời một trùm an ninh Liên Xô

Hai mặt sáng tối của cuộc đời một trùm an ninh Liên Xô

Ngày 7/12/1938, Lavrentiy Pavlovich Beria được chỉ định làm Bộ trưởng Nội vụ Liên Xô (gồm cả KGB danh tiếng sau này).