Việc dự án đập thủy điện Bạch Hạc Than có tổng trị giá 26 tỷ USD nằm trên sông Dương Tử, Trung Quốc sắp đi vào hoạt động chỉ sau 4 năm khởi công đã khiến nhiều người phải ngỡ ngàng, nhất là khi vị trí xây đập này có địa thế hiểm trở.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), hồ chứa đập thủy điện Bạch Hạc Than đã bắt đầu trữ nước từ hôm 6/4. Dự kiến, tổng công suất thủy điện của Bạch Hạc Than sẽ vào khoảng 16.000 MW, tức 16 triệu Kilowatt (kW). Và đây sẽ là đập thủy điện lớn thứ hai thế giới, sau đập Tam Hiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc cũng do Trung Quốc xây dựng, đi vào hoạt động.

{keywords}
Đập Bạch Hạc Than. Ảnh: THX

Ngoài ra, đập Bạch Hạc Than cũng đóng góp một phần quan trọng trong hệ thống kiểm soát lũ trên sông Dương Tử, khi hồ chứa của đập này có sức chứa lên tới 20,627 tỷ mét khối nước.

Tờ SCMP nhận định, việc chính quyền Trung Quốc gấp rút hoàn thành dự án xây dựng đập Bạch Hạc Than là nhằm phản ánh những kế hoạch của nước này trong việc mở rộng công suất thủy điện như một nguồn năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, ngoài những ý kiến về lợi ích năng lượng sạch thì nhiều người cho rằng đập thủy điện Bạch Hạc Than có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho hệ sinh thái như làm xói mòn đất, khiến nhiều khu di tích khảo cổ biến mất và khiến một triệu người dân phải đi tái định cư.  

{keywords}
Ảnh: Nhật báo nhân dân Trung Quốc

Giáo sư Lâm Bá Cường làm việc tại Viện Nghiên cứu chính sách năng lượng Trung Quốc thuộc Đại học Hạ Môn cho biết, việc ‘quốc gia tỷ dân’ mở rộng công suất thủy điện là bởi nước là nguồn năng lượng rẻ nhất có thể được sử dụng ổn định.

“Việc xây dựng đập thủy điện vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi ở Trung Quốc, bởi nhiều người lo ngại về môi trường sinh thái. Tuy nhiên, việc phản đối không còn mạnh mẽ như trước, bởi áp lực từ vấn đề giảm khí thải từ carbon dioxide còn nặng nề hơn”, ông Lâm nói.

Trong khi đó, Tổ chức bảo tồn và phát triển xanh đa dạng sinh học Trung Quốc (CBCGDF) cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục theo dõi những tác động từ các dự án xây dựng đập thủy điện mới được chính quyền trung ương phê chuẩn.

{keywords}
Ảnh: Nhật báo nhân dân Trung Quốc

“Việc xây dựng đập thủy điện có thể gây tổn hại tới hệ sinh thái và tập tính của nhiều loài động vật, và việc xây dựng các dự án lớn này có liên quan đến lượng khí thải carbon khổng lồ. Chúng tôi lo ngại rằng một số địa phương sẽ tăng cường việc phát triển thủy điện, nhằm phục vụ cho mục tiêu của chính quyền trung ương về vấn đề giảm khí thải carbon dioxide”, phát ngôn viên của CBCGDF, Wang Jing cho biết.

Video: SCMP

Tuấn Trần

Khoảnh khắc đập thủy điện bị sông băng cuốn trôi

Khoảnh khắc đập thủy điện bị sông băng cuốn trôi

Theo AP, sông băng bị vỡ sáng 7/2 ở thung lũng sông Dhauli Ganga thuộc bang Uttarakhand, Ấn Độ đã khiến 18 người thiệt mạng và 165 người khác mất tích.

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Năng lượng

Trung Quốc công bố Sách Trắng về Năng lượng

Trung Quốc, chiều nay (21/12), công bố Sách Trắng về sự phát triển năng lượng của nước này.