Báo Axios cho rằng, một số người ở Washington sẽ thất vọng khi nghe ông Macron áp dụng khuôn khổ đó cho sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Axios |
Phát biểu tại diễn đàn của Hội đồng Đại Tây Dương ngày 4/2, nhà lãnh đạo Pháp lý giải, nếu châu Âu và các đối tác theo đuổi một chiến lược "cùng nhau chống lại Trung Quốc", thì sẽ chỉ khiến Bắc Kinh "gia tăng chiến lược khu vực" và giảm bớt hợp tác trong các vấn đề toàn cầu.
Trong khi đó, châu Âu không thể đối xử với Trung Quốc như một đối tác ngang hàng với Mỹ, bởi vì cường quốc châu Á này là một đối thủ mang tính hệ thống về các giá trị và địa chính trị ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Do đó, theo ông Macron, châu Âu phải hợp tác với Mỹ về một số vấn đề nhất định, làm việc với Trung Quốc khi có thể, và "cố gắng trở thành chủ thể hữu ích để thúc đẩy Trung Quốc không đi trệch nữa".
Tổng thống Pháp đặt ra các ưu tiên về Trung Quốc, như làm việc với các thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để tìm kiếm sự đồng thuận về các vấn đề an ninh; Hợp tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu; Tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ và thương mại bình đẳng...
Về Nga, Tổng thống Macron nhắc lại lập trường rằng đối thoại thường xuyên với Moscow là rất quan trọng đối với an ninh của châu Âu, kể cả khi một số người tìm cách cô lập Tổng thống Vladimir Putin.
Về Iran, nhà lãnh đạo Pháp cho biết ông hoan nghênh mong muốn của Tổng thống Mỹ Joe Biden về đàm phán với Iran. "Tôi sẽ ở đây... để cố gắng trở thành một nhà trung gian hoà giải trung thực, một nhà trung gian hoà giải tận tâm trong cuộc đối thoại này", ông Macron cam kết.
Tổng thống Pháp cho rằng nên lôi kéo Israel và Ảrập Xêút vào cuộc, và các vấn đề như tên lửa đạn đạo cần được đưa lên bàn đàm phán.
Trong một diễn biến khác, ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức, và Mỹ vừa nhất trí "khôi phục quan hệ xuyên Đại Tây Dương". Trong 4 năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump, các mối quan hệ này đã chịu nhiều tổn thương, và chủ nhân mới của Nhà Trắng muốn chỉnh sửa lại thực trạng đó.
Hôm 4/2, khi lần đầu phát biểu về chính sách đối ngoại trên cương vị Tổng thống Mỹ, ông Biden chỉ rõ sẽ coi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng nhất" và tiếp tục chỉ trích Nga. Ông bày tỏ mong muốn đưa nước Mỹ trở lại quỹ đạo ngoại giao quen thuộc, đó là phối hợp chặt chẽ với các đồng minh châu Âu và những nơi khác.
Thanh Hảo
Hé lộ cuộc gọi của Ngoại trưởng Mỹ với nhà ngoại giao Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đề cập nhiều vấn đề trong cuộc điện đàm với nhà ngoại giao cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì hôm nay (6/2).
Tư lệnh Mỹ cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Nga, Trung
Người đứng đầu Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ cảnh báo chiến tranh hạt nhân với Nga hoặc Trung Quốc là một 'khả năng thực sự".