Thỏa thuận "đình chiến thương mại" mà lãnh đạo Mỹ - Trung vừa đạt được chính là điều giới hoạch định chính sách và đầu tư mong mỏi. Tuy nhiên, các vấn đề sâu xa phức tạp cản trở hai bên ngừng leo thang cuộc chiến vẫn còn nguyên.

Lý do ông Trump 'lệnh' tháo hết ghế trên Không Lực Một

Ông Trump 'nhắn nhủ' Kim Jong Un

Hé lộ vị trí Nga cài 'rồng lửa' S-400 ở Crưm

Bên lề hội nghị G20 ở Argentina hôm 1/12 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump nhất trí sẽ giữ mức thuế 10% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD mà không tăng lên 25% như dự kiến vào ngày 1/1/2019.

Phía Bắc Kinh chấp nhận mua thêm "một lượng rất lớn", dù chưa được thống nhất cụ thể, các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng từ Mỹ để khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai bên, vốn lên đến 375 tỷ USD năm 2017.

Thỏa thuận "đình chiến" có hiệu lực trong 90 ngày.

{keywords}
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau bên lề hội nghị G20 ở Argentina và hai bên đạt được một thỏa thuận thương mại giới hạn. (Ảnh: AP)

Theo giới phân tích, đây là kết quả đáng mừng bởi nó sẽ ngăn cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc thế giới không trầm trọng thêm, để hai bên có thêm thời gian đàm phán. Nhưng trên thực tế, mối đe dọa về các mức thuế quan mới của Mỹ vẫn đang treo lơ lửng trên đầu Trung Quốc.

"Đó mới chỉ là hòa hoãn, không phải là giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào... Giờ chúng ta hãy cùng chờ xem", CNN dẫn lời Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung.

Trong những ngày tới đây, thế giới sẽ chứng kiến Washington và Bắc Kinh nỗ lực đàm phán nhanh chóng và căng thẳng, nhằm tìm ra các chi tiết cho một thỏa thuận rộng lớn hơn giải quyết tình trạng bất cân bằng thương mại. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về những gì hai bên sẽ thực sự đạt được trong 3 tháng.

Cựu chuyên gia về Trung Quốc của Bộ Tài chính Mỹ David Loevinger bình luận với hãng tin Bloomberg rằng sẽ khó có thể chứng kiến những thay đổi mang tính nền tảng sau 90 ngày nữa. Còn theo Myron Brilliant, Phó Chủ tịch và là người phụ trách các vấn đề quốc tế của Phòng Thương mại Mỹ, thì "việc khó giờ mới bắt đầu".

"Các thị trường sẽ vui, vì điều tồi tệ nhất đã bị phanh lại. Nhưng, tôi không thấy phương Tây sẽ trở lại làm ăn như bình thường với Trung Quốc nữa" – Washington Post trích lời nhận định của Fraser Howie, tác giả cuốn "Tư bản Đỏ" viết về sự vươn dậy về tài chính của Trung Quốc.

Báo Washington Post thì chỉ ra rằng, trong một phần tư thế kỷ qua, các tập đoàn Mỹ ngày càng phụ thuộc vào lao động giá rẻ Trung Quốc để sản xuất iPhone, quần áo và các bộ phận công nghiệp. Đổi lại, phía Trung Quốc đầu tư hơn 140 tỷ USD vào Mỹ kể từ năm 2000. Sự đan xen của hai nền kinh tế ngày càng sâu và phức tạp, gộp lại chiếm tới gần 40% tổng sản lượng toàn cầu.

Nhưng gần một năm căng thẳng với các cuộc khẩu chiến, tăng thuế quan, thắt chặt đầu tư và kiểm soát xuất khẩu... đã khiến cho tình hình thay đổi. Các công ty Mỹ bắt đầu nghĩ lại sự phụ thuộc của họ vào các nhà máy Trung Quốc, còn Bắc Kinh tăng cao tính độc lập khỏi những đối tác Mỹ khó đoán.

"Cả hai bên đều đã cài đặt các chính sách chuyển động không dành cho đàm phán. Vì vậy sẽ phi thực tế nếu trông đợi một sự quay đầu về hiện trạng ban đầu. Chúng ta đã ở trong một thế giới mới", Wendy Cutler, cựu chuyên gia đàm phán thương mại Mỹ giờ đang làm việc với hãng luật Akin Gump, nhận định.

Tổng thống Donald Trump, ngay khi lên chuyên cơ Không lực 1 để rời khỏi Argentina, đã ca ngợi năng lực đàm phán của ông khi nói với các phóng viên rằng "Đó là một thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc, được thực hiện bởi Tổng thống và Chủ tịch". Nhưng chính ông phải thừa nhận vẫn chưa có gì được định đoạt.

"Trung Quốc hiện nay có những rào cản thương mại lớn – và cũng có những rào cản phi thuế quan lớn, rất khốc liệt. Trung Quốc sẽ phải loại bỏ rất nhiều trong số đó", ông Trump nhấn mạnh.

Thanh Hảo

Mỹ - Trung đạt thỏa thuận đình chiến thương mại

Mỹ - Trung đạt thỏa thuận đình chiến thương mại

Sau 2 tiếng rưỡi đàm phán, các lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận "đình chiến thương mại" kéo dài 90 ngày.

Lãnh đạo Mỹ-Trung hội đàm giữa căng thẳng thương mại

Lãnh đạo Mỹ-Trung hội đàm giữa căng thẳng thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm đầu tiên trong năm nay hôm 1/12.

Mẫu hạm TQ dính 'đòn' vì chiến tranh thương mại

Mẫu hạm TQ dính 'đòn' vì chiến tranh thương mại

Việc chế tạo tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước sự leo thang chiến tranh thương mại với Mỹ và các cải cách quân đội.

Mỹ lại tấn công hành xử thương mại của Trung Quốc

Mỹ lại tấn công hành xử thương mại của Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lại lên tiếng cáo buộc Trung Quốc không thay đổi các chính sách thương mại "bất công" của nước này đối với Mỹ.

TQ chìa 'củ cà rốt' để đình chiến thương mại với Mỹ?

TQ chìa 'củ cà rốt' để đình chiến thương mại với Mỹ?

Trung Quốc đã chủ động đề nghị mua thêm khí đốt tự nhiên từ Mỹ và cải thiện bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ.