Nỗ lực của Tổng thống Donald Trump dùng thuế để khoa trương sức mạnh của Mỹ không phải mới mà có từ thời kỳ đen tối nhất của lịch sử hiện đại.
Trong bài viết đăng trên báo Project Syndicate ngày 1/8, Harold James – giáo sư về Lịch sử và Quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton, chỉ ra rằng, trong thời kỳ Đại Suy thoái, các chính phủ của Anh và Pháp đã theo đuổi chính sách tương tự, vô tình khiến các đồng minh tương lai xa lánh và làm Đức Quốc xã mạnh lên.
Ảnh: Project Ssyndicate |
Theo giáo sư James, khi các nước bắt đầu lo lắng về an ninh, họ thường cho rằng cần phải giảm phụ thuộc vào các sản phẩm nước ngoài, rút ngắn các chuỗi cung ứng, và sản xuất thêm hàng hóa trong nước. Nhưng liệu chủ nghĩa bảo hộ có thực sự cải thiện được an ninh?
Giáo sư James cho rằng, giữa lúc thế giới ngày nay đứng bên bờ một cuộc chiến thương mại toàn diện, chúng ta cần nghiên cứu một số lập luận thiên về chủ nghĩa bảo hộ, và sau đó trở lại với cuộc chiến thương mại lớn nhất của thế kỷ 20.
Xu hướng là có rất nhiều sự trùng lặp trong các cuộc tranh luận về thương mại. Thuế nhập khẩu và các biện pháp tương tự thường được đưa ra như công cụ chính sách đối ngoại tiện dụng. Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn, rõ ràng những biện pháp như vậy chỉ có lợi cho một số thành phần riêng biệt, và càng góp phần cho một hình thức thuế bất công.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chiến tranh thương mại là cách để đặt dấu chấm hết. Theo quan điểm của ông, thuế quan là phản ứng hợp lý trước các chính sách tiền tệ bất công và các mối đe dọa an ninh quốc gia. Nhưng tất nhiên, còn có một toan tính chính trị trong nước: thuế sẽ giúp ích cho các khu vực và các nhà sản xuất đặc biệt cách khiến hàng hóa của đối thủ đắt hơn. Nhưng vấn đề là thuế chắc chắn sẽ khiến người tiêu dùng trong nước phải trả cho khoản trợ cấp đó, vì họ phải mua hàng với giá cao hơn.
Không có gì mới trong lời khẳng định của Tổng thống Trump: "Các cuộc chiến thương mại rất tốt, và dễ dàng chiến thắng". Có thể thấy được tuyên bố của ông qua hồ sơ lịch sử. Khi Neville Chamberlain đang làm Bộ trưởng Tài chính Anh năm 1932, ông đã đảo ngược vị thế tồn tại cả thế kỷ của nước này là nhà vô địch về thương mại tự do.
Lo lắng về thâm hụt thương mại dai dẳng của Anh, ông công bố một "hệ thống bảo hộ" mới với hy vọng sẽ sử dụng để "đàm phán với những nước không quan tâm lắm đến các đề nghị của chúng ta".
Chamberlain kết luận cách duy nhất là "thận trọng trang bị cho chúng ta một công cụ mà ít nhất sẽ hiệu quả ngang bằng với những công cụ có thể được sử dụng để phân biệt đối xử với chúng ta ở các thị trường nước ngoài". Kết quả là ông đã dọn đường cho Thế chiến II. Chính sách thương mại của ông làm suy yếu nước Anh và tăng sức mạnh cho Đức. Và chỉ trong 6 năm, sự thỏa hiệp vô nguyên tắc với chế độ phát xít Đức đã lên tới đỉnh điểm với Hiệp ước Munich 1938, giúp cho Hitler phá hủy Czechoslovakia và đưa nước này vào vòng kiểm soát của Đệ tam quốc xã.
Nỗi sợ hãi về sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Đức đã bao phủ suốt những năm tháng đó. Đối với các cường quốc phương Tây, muốn kiềm chế Đức thì cần có một hệ thống liên minh hoặc một hiệp ước an ninh - tập thể tham vọng hơn. Pháp ưu tiên lựa chọn thứ nhất, và chủ trương một sự dàn xếp, theo đó liên minh của nước này với Ba Lan, cộng thêm Czechoslovakia, Romania, và Nam Tư, sẽ kiềm chế được chủ nghĩa bành trướng của cả Hungary và Đức. Anh thiên về lựa chọn thứ 2, và thấy Hội Quốc liên là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Nhưng cả hai lựa chọn đều sụp đổ trong cuộc Đại Suy thoái, chủ yếu do chính các chính sách bảo hộ của Anh và Pháp. Hai nước đột ngột đổi sang chính sách thuế cao và quota nhập khẩu. Do vậy, các nhà sản xuất công nghiệp của Czechoslovakia cùng các nhà xuất khẩu nông nghiệp của Romania và Nam Tư không thể bán hàng cho Tây Âu nữa. Thay vào đó, họ càng phụ thuộc - cả về chính trị lẫn kinh tế - vào nước Đức phát xít. Tương tự, Ba Lan – sau khi đấu một cuộc chiến hải quan với Đức hồi thập niên 1920 và đầu 1930 – đã tham gia hiệp ước không xâm lược với Đức Quốc xã năm 1934.
Trước hiện trạng này, Hội Quốc liên cùng nhiều thể chế đa phương đã cố gắng tổ chức các hội nghị và hội thảo để ngăn đà trượt sâu vào chủ nghĩa bảo hộ. Nhưng tất cả thất bại.
Trong thời kỳ Đại Suy thoái, các cáo buộc thao túng tiền tệ càng tạo động lực cho các biện pháp bảo hộ.
Ngày nay có thể thấy điều tương tự từ những lập luận của Tổng thống Trump, khi ông chỉ trích Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thắt chặt chính sách tiền tệ, và lên án Trung Quốc giảm giá giả tạo đồng Nhân dân tệ.
Bài học từ cuộc Đại Suy thoái rất rõ ràng: Các cuộc chiến thương mại nhằm tăng sức mạnh cho an ninh quốc gia thực tế lại gây hại. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các liên minh phòng thủ, bởi các rào cản thương mại buộc các đồng minh phải siết chặt hơn quan hệ với chính cường quốc mà họ định kiềm chế.
Đó chính là viễn cảnh đang hiển hiện ngày nay. Các lập luận bảo hộ của Tổng thống Trump là phản ứng trước sự trỗi dậy ngoạn mục của Trung Quốc. Nhưng bằng cách phát động một cuộc chiến thuế quan vốn ảnh hưởng tới cả Liên minh châu Âu và Canada, ông Trump đang làm cho Trung Quốc trông giống như một đối tác hấp dẫn hơn nhiều so với Mỹ.
Chắc chắn, Tổng thống Trump và Chủ tịch Ủy ban châu ÂU Jean-Claude Juncker giờ đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ để xuống thang cuộc chiến thuế giữa Mỹ và EU. Nhưng ông Trump vốn đã khuấy đảo liên minh xuyên Đại Tây Dương này. Và cũng giống như những láng giềng của Đức hồi thập niên 1930, châu Âu và Canada có thể cảm thấy như thể họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm kiếm một đối tác cởi mở hơn, hoặc ít nhất ổn định hơn.
Thanh Hảo
Căng với Iran, ông Trump 'tự đập gậy vào lưng'?
Những cuộc biểu tình trên đường phố gần đây về kinh tế ở Iran cho thấy nước này có vẻ đang rất mong manh trước áp lực từ bên ngoài.
Ông Trump đòi chấm dứt điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Tổng thống Trump lớn tiếng đòi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ phải chấm dứt ngay cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử nước này.
Ông Trump định ra đòn nặng tay hơn với Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đang cân nhắc đòn trừng phạt nặng hơn với Bắc Kinh, bằng cách tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% với hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc rối bời trước các đòn phủ đầu của ông Trump?
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc đang rối bời trước một vị tổng thống Mỹ quá khó đoán như Donald Trump.
Chủ bút báo lớn Mỹ cảnh cáo ông Trump
Chủ biên của New York Times A.G Sulzberger cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump không dùng những lời lẽ chống báo chí trong cuộc gặp mới diễn ra.