Hiện tại, những người từ 20 tới 29 tuổi chiếm số lượng lớn trong các ca nhiễm Covid-19 ở Australia. Trên thế giới, lực lượng thanh niên bị cho là nguyên nhân thổi bùng làn sóng lây nhiễm nCoV.
Không phải mọi người trẻ đều tuân thủ nghiêm quy định giãn cách xã hội. Ảnh minh họa: AA
Giáo sư Jodie McVernon, Viện Doherty chia sẻ một số lý do dẫn tới tình trạng trên: “Nhiều nhân công trong ngành cung cấp nhu yếu phẩm hoặc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là những người trẻ. Họ buộc phải đi làm và giao tiếp”.
Bà cũng giải thích, sự lây nhiễm trở nên phổ biến trong các hộ gia đình khi mọi người không buộc phải đeo khẩu trang.
“Chúng ta gần gũi, tiếp xúc với những người sống cùng. Sự lây nhiễm trong các gia đình làm giảm độ tuổi trung bình của bệnh nhân. Trong môi trường đó, chúng ta thấy cả người ít tuổi, trẻ nhỏ nhiễm virus”.
Trên thế giới, nhiều thanh niên bị chỉ trích vi phạm các quy tắc giãn cách xã hội, làm bùng lên làn sóng lây nhiễm Covid-19.
Chính quyền các nước châu Âu, Bắc Mỹ đang đối mặt với vấn đề đảm bảo người trẻ tuân thủ giãn cách xã hội khi những giới hạn phong tỏa được nới lỏng.
Ông Mike Ryan là người đứng đầu chương trình sức khỏe khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới. Ông Ryan kêu gọi giới trẻ cư xử có trách nhiệm sau khi số lượng ca bệnh ở đối tượng này tăng vọt ở một số nước.
“Hãy tự hỏi bản thân: Tôi có thực sự phải tới bữa tiệc đó hay không”, ông nói.
Những bữa tiệc ngoài trời tổ chức bất hợp pháp ở Berlin, Đức. Ảnh: NY Times
Bà Gladys Berejiklian - Thủ hiến bang New South Wales (Australia), cho biết, bang này đang cận kề nguy hiểm và đề nghị thanh niên xem xét lại hành động của mình.
“Chúng tôi không nói đừng giao tiếp xã hội hay đi ra bên ngoài nhưng làm ơn hạn chế hoạt động của các bạn chỉ trong vài tuần tới”, bà phát biểu.
“Nếu bạn nhiễm virus và đi ra ngoài 5 lần một tuần tới những nơi khác nhau, bạn có thể lây bệnh ở 5 địa điểm và chúng tôi sẽ phải theo dấu tất cả mọi người”.
Cảnh sát Anh cũng buộc phải ngăn chặn các bữa tiệc bất hợp pháp và cảnh báo mọi người duy trì khoảng cách cuối tuần trước.
Ông Lothar Wieler, Viện Robert Koch (Đức) cho hay, người trẻ sẽ không bị ốm nặng như các thành viên trong gia đình mà họ có thể đã lây bệnh sang.
Canada, Pháp, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha cũng có số ca bệnh dưới 30 tuổi tăng mạnh.
“Giới trẻ là nhóm khó để kiểm soát nhất. Họ có khao khát được tận hưởng, rất khác với những nhóm còn lại”, Fernando Simon, đại diện Bộ Y tế Tây Ban Nha, chia sẻ.
Ông Simon cũng cho rằng cần áp dụng hình phạt để mọi người tuân theo các quy định giãn cách xã hội.
Giáo sư Peter Collignon, Đại học Quốc gia Australia, đánh giá, giới trẻ dễ nhiễm Covid-19 nhưng diễn biến bệnh không nặng. Điều đó dẫn tới sự chủ quan, thiếu quan tâm.
“Tỷ lệ tử vong và nhập viện thấp có thể khiến bạn nghĩ rằng căn bệnh đó không tác động nhiều tới mình”, giáo sư Collignon nói.
“Tuy nhiên, giờ đây đó là một vấn đề. Dù tỷ lệ tử vong chỉ là 1/1.000 bệnh nhân. Nhưng nếu có 100.000 ca nhiễm virus, số người chết sẽ lên tới 100 người”.
An Yên (Theo News)
Người nước ngoài đầu tiên hiến huyết tương ở Việt Nam
Bà Kelly Michelle Koch, 50 tuổi, quốc tịch Mỹ là người nước ngoài đầu tiên nộp đơn đăng ký xin hiến huyết tương cứu bệnh nhân Covid-19 nặng.
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.