Tại sao tế bào ung thư lại phát triển nhanh như vậy? Chủ đề làm bối rối các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ nay đã được giải đáp.

Nhóm các nhà khoa học ĐH London và một số trường ĐH liên kết từ Mỹ, Canada đã tìm ra căn nguyên khiến tế bào ung thư sinh sôi bất thường. Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí Nature Biology.

“Các tế bào ung thư không sống một mình - khối u là cộng đồng rất phức tạp của nhiều loại tế bào, ảnh hưởng lẫn nhau”, GS Karen Vousden, trưởng nhóm nghiên cứu ung thư tại Anh cho hay.

Các nhà khoa học kiểm tra sức mạnh di chuyển của tế bào ung thư với tế bào khoẻ mạnh thông qua một thiết bị mô phỏng thành mạch máu. Độ biến dạng của thiết bị là thước đo lực đẩy của tế bào.

{keywords}
Tế bào ung thư có lực đẩy lớn gấp 200 lần tế bào khoẻ mạnh, cho phép chúng dễ dàng xuyên qua thành mạch máu và các mô


Kết quả cho thấy các tế bào ung thư vú có lực đẩy lớn gấp 200 lần các tế bào khỏe mạnh.

TS Joseph Ndieyira, ĐH London giải thích thêm, cả tế bào ung thư và tế bào khoẻ mạnh đều có các thụ thể giống hệt nhau trên bề mặt, tuy nhiên các tế bào ung thư có số lượng thụ thể nhiều hơn hẳn.

“Chúng tôi phát hiện tế bào ung thư tận dụng một số lượng lớn thụ thể giúp chúng tập hợp lại với nhau thành một mạng lưới bám chắc vào các thành mạch và động mạch. Khi 2 hoặc nhiều tế bào ung thư liên kết với nhau, chúng có xu hướng tách giãn, làm mỏng và suy yếu màng tế bào thành mạch nơi chúng bám vào”, TS Joseph cho hay.

Đặc biệt, các tế bào ung thư có thể nhận dạng lẫn nhau và tự phân biệt với tế bào lành tính. Chúng phát ra tín hiệu, tạo thành mạng lưới tế bào liên tục như dòng xe trên đường cao tốc.

Điều này tạo ra một lực cơ học mạnh, cho phép tế bào ung thư có thể đâm xuyên qua thành mạch máu vào các mô xung quanh. Từ đó các tế bào ác tính dễ dàng di cư đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể bất kể môi trường.

Các nhà khoa học kỳ vọng, việc hiểu rõ cơ chế liên kết cơ học vật lý của tế bào ung thư cũng như khả năng di chuyển của chúng rồi tìm cách “khoá” các thụ thể bề mặt có thể làm giảm lực đẩy của tế bào ác tính trong mạch máu, giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư lan rộng.

Minh Anh (Theo ULC)

3 người trong nhà cùng bị ung thư dạ dày do thói quen ăn khuya, thức đêm mỗi ngày

3 người trong nhà cùng bị ung thư dạ dày do thói quen ăn khuya, thức đêm mỗi ngày

1 trong 3 người mắc ung thư dạ dày đã chết sau gần 3 tháng phát hiện bệnh đang là hồi chuông cảnh báo mọi người về thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya, ăn đêm,....

Cảnh báo ung thư đại trực tràng tăng báo động ở người trẻ vì thói quen này

Cảnh báo ung thư đại trực tràng tăng báo động ở người trẻ vì thói quen này

Ung thư đại trực tràng thường gặp ở những người trên 50 tuổi nhưng tỉ lệ mắc loại ung thư này ở giới trẻ đang tăng chóng mặt, có người mới 20 tuổi.

4 kiểu ăn sáng dễ gây ung thư nhiều người đang ăn mỗi ngày

4 kiểu ăn sáng dễ gây ung thư nhiều người đang ăn mỗi ngày

Ăn sáng đúng cách, không chỉ cả ngày tràn đầy năng lượng, mà còn đảm bảo sức khỏe con người trong dài hạn, tuy nhiên ăn sáng sai cách sẽ phá hủy cơ thể nghiêm trọng.

Bác sĩ cảnh báo căn bệnh ung thư khiến Miss Teen qua đời ở tuổi 25

Bác sĩ cảnh báo căn bệnh ung thư khiến Miss Teen qua đời ở tuổi 25

Đây là loại ung thư có tỉ lệ mắc thấp nhưng tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại ung thư phụ khoa.

Một trong những bệnh nhân ung thư đầu tiên của VN 48 năm trước giờ ra sao?

Một trong những bệnh nhân ung thư đầu tiên của VN 48 năm trước giờ ra sao?

Thầy giáo Hiệu mắc ung thư khi mới 29 tuổi, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn mẫn tiệp.