Ông Hạ, 42 tuổi, đến từ Trung Quốc, trở về quê nhà đón Tết. Trong một lần tụ tập với người thân, ông Hạ một mình uống hết hơn 7 chai rượu trắng cùng 5 chai bia và được tán dương về "tửu lượng" tốt.
Nhưng chưa vui vẻ được bao lâu, người đàn ông chợt cảm thấy đau nhói ở bụng và không thể đi tiểu như bình thường.
Người đàn ông Trung Quốc uống liên tục hơn 7 chai rượu và 5 chai bia
Được biết trước đây, ông Hạ cũng có triệu chứng khó tiểu sau khi uống rượu và thường tự khỏi sau một vài ngày. Nhưng lần này đi kèm với việc khó tiểu là những cơn đau bụng ngày càng dữ dội. Sau đó, ông Hạ được gia đình đưa vào bệnh viện ở Cáp Nhĩ Tân để kiểm tra.
Tại khoa tiết niệu của bệnh viện, sau khi siêu âm, bác sĩ phát hiện ổ bụng ông Hạ có nhiều dịch, chụp CT cho thấy vùng chậu có cản quang với vết rách bàng quang dài hơn 7cm. Bàng quang bị vỡ đã khiến nước tiểu tràn vào khoang bụng dẫn tới viêm phúc mạc nặng.
Bác sĩ kết luận ông Hạ bị vỡ bàng quang
Ngay lập tức bệnh viện đã chỉ định ông Hạ cần phẫu thuật nội soi cấp cứu để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng máu. Sau nhiều giờ phẫu thuật, ông Hạ đã qua cơn nguy kịch và nhanh chóng bình phục.
Bác sĩ còn cho biết ông Hạ có tiền sử tăng sản tuyến tiền liệt và tắc nghẽn bàng quang. Chứng bệnh này sau khi uống rượu có thể gây ra hiện tượng khó tiểu. Ông Hạ nhiều lần được bác sĩ khuyên nhủ tiến hành điều trị càng sớm càng tốt, nhưng ông từ chối và rất chủ quan với sức khỏe của mình.
Vỡ bàng quang nguy hiểm như thế nào?
Bàng quang là một tạng rỗng chứa nước tiểu, nằm trong tiểu khung, ngoài ổ phúc mạc. Khi chứa đầy nước tiểu, bàng quang có dạng hình cầu. Ở người lớn, dung tích bình thường khoảng từ 250 - 350ml. Cấu trúc của thành bàng quang có nhiều collagen, tính đàn hồi cao nên trong những trường hợp đặc biệt, nó có thể tăng dung tích lên tới 300% so với bình thường. Nếu bàng quang chứa quá nhiều nước tiểu hoặc gặp chấn thương có thể bị vỡ.
Vỡ bàng quang trong phúc mạc làm nước tiểu chảy vào khoang bụng, nếu không được chẩn đoán và can thiệp sớm, người bệnh sẽ bị kích thích phúc mạc gây đau bụng, nếu để lâu gây viêm phúc mạc, rối loạn điện giải và tử vong.
Vỡ bàng quang ở người lớn thường là do hậu quả của một va chạm với lực mạnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng hạ vị khi bàng quang đang căng đầy. Một thống kê ghi nhận có tới hơn 70% các ca vỡ bàng quang trong phúc mạc có liên quan tới việc uống rượu bia.
70% trường hợp vỡ bàng quang liên quan đến rượu bia
Biểu hiện vỡ bàng quang
Các triệu chứng của tổn thương đường tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang dễ nhầm lẫn với nhau. Do đó, cần chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời các tổn thương bàng quang và những thương tổn đi kèm mới có thể hạ thấp tỷ lệ tử vong và các biến chứng do chấn thương gây ra. Vỡ bàng quang có thể bị nhầm với các tổn thương khác của đường niệu, nhưng nếu nắm vững các triệu chứng, vẫn xác định được vỡ bàng quang do chấn thương.
Tam chứng “vỡ bàng quang” gồm: đi tiểu máu cả bãi; đau vùng hạ vị; khó khăn hay không thể đi tiểu được. Vỡ xương chậu có di lệch nhiều có 10% kèm theo tổn thương bàng quang, 10-25% kèm tổn thương niệu đạo; 10-29% bệnh nhân tổn thương niệu đạo sau có tổn thương bàng quang kết hợp. Chụp X - quang, chụp cắt lớp, siêu âm có thể thấy tổn thương vỡ bàng quang.
An An (Dịch theo QQ)
Giải say rượu như thế này có ngày mất mạng
Nhiều người áp dụng các biện pháp giải rượu sai lầm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng.