Henrietta Lacks được mệnh danh là "người chạm đến sự sống nhân loại" khi giúp nền y học mở ra lịch sử mới nhưng sự tồn tại của bà lại bị cả thế giới lãng quên.
Mẹ 40 tuổi vẫn 'đến kỳ' đều đặn, con gái 17 tuổi đã mãn kinh
Trung Quốc không dùng an cung phòng đột quỵ, người Việt coi như thần dược
Henrietta Lacks, một bà mẹ 31 tuổi đã chết vì ung thư cổ tử cung vào ngày 4 tháng 10 năm 1951. Có lẽ với gia đình cô đây là sự mất mát vô hạn nhưng với nền y học thế giới, người phụ nữ da đen lại đã mở ra một cách cửa bất tận với những thành tựu không ngờ.
Sau khi cô qua đời, các tế bào của Lacks - được lấy từ khối u ở tử cung đã được sử dụng để chế ra vắc-xin bại liệt, hóa trị, nhân bản, sơ đồ gene và thụ tinh nhân tạo. Không sai khi nói rằng, Lacks chính là "mẹ đẻ của nền y học hiện đại" và những phát minh lịch sử.
Chân dung người phụ nữ da đen vĩ đại
Các tế bào này được gọi là HeLa - sử dụng hai chữ cái đầu tiên trong tên và họ của cô - đã trở thành dòng tế bào bất tử đầu tiên trong lịch sử. Các nhà khoa học tại bệnh viện nơi cô qua đời trong nhiều năm trước đã cố gắng tìm kiếm một dòng tế bào có thể sản sinh liên tục - nhưng dù có được nuôi cấy cẩn thận đến mấy, tế bào luôn chết. Cho đến khi họ tìm thấy HeLa. Bằng một lý do nào đó, tế bào ung thư của người phụ nữ 31 tuổi có sự tái tạo sinh sôi bất tận, đạt đến sự "bất tử" theo đúng nghĩa đen.
Ngay sau khi xác định các tế bào HeLa thật sự "bất tử", hàng loạt nhiên cứu và thí nghiệm trở nên khả thi hơn. Các nhà khoa học có thể theo dõi sự phân chia tế bào ở bên ngoài cơ thế và cũng có thể nghiên cứu cơ chế tấn công tế bào của các loại virus gây bệnh.
Nếu như trước đây, việc nghiên cứu ung thư trên người sống được đánh giá là vô đạo đức thì hiện tại, các bác sĩ có thể thoải mái cho tế bào HeLa tiếp xúc với chất gây ung thư mà không vấp phải sự phản đối nào.
Trong nhiều thập kỷ, tế bào HeLa được thường xuyên sử dụng trong các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới và mở ra nhiều đột phá cho nền y học nhưng bà mẹ 31 tuổi lại bị thế giới lãng quên. 37 năm từ sau cái chết của Lacks, một nữ sinh 16 tuổi tên Rebecca Skloot khi nghe cô giáo giảng về tế bào HeLa và người phụ nữ tên Henrietta Lacks đã có thắc mắc bất ngờ:
"Tôi hỏi giáo viên của mình Henriatta Lacks là ai, đến từ đâu, cô ấy có gia đình và con cái không?. Nhưng các cô giáo chỉ biết rằng, đây là một người phụ nữ da đen, đã chết vì ung thư cổ tử cung năm 1951", Skloot chia sẻ.
Tốt nghiệp ngành sinh học, Skloot quyết định tìm hiểu về người phụ nữ đứng sau tế bào "bất tử" HeLa và khi sự thật được công bố đã khiến cả thế giới phải sốc. Trong khi tế bào của Lacks làm thay đổi bộ mặt của y học, chồng và các con của cô lại không biết gì về điều này, thậm chí bản thân họ cũng không được chăm sóc sức khỏe đúng cách.
"Điều mà hầu hết mọi người bị sốc nhất là các tế bào của Lacks được lấy và sử dụng trong khi không có sự đồng ý của cô ấy cũng như người trong gia đình", Skloot nói.
Bức tranh vẽ Henrietta Lacks được trưng bày trang trọng
Điều tồi tệ là các tế bào của Lacks đã giúp các công ty dược phẩm trở nên giàu có. Cụ thể hơn, các ngân hàng tế bào và các công ty sinh học đã bán lẻ tế bào của cô với mức giá không hề rẻ 260$/ 1 ống (tương đương 600 ngàn đồng), nhưng lại không trả một đồng lợi nhuận nào về cho gia đình. Trong khi các công ty ngày càng ăn nên làm ra, gia đình người phụ nữ xấu số lại phải sống một cách nghèo nàn, khổ sở.
Chồng của Henrietta làm việc trong một nhà máy thép ở Baltimore, kiếm được khoảng 80 xu mỗi giờ (19 ngàn đồng) trong khi phải nuôi 5 người con. Trước khi qua đời, Lacks đã mong mỏi chồng có thể chăm sóc tốt cho các con nhưng số phận lại không mỉm cười với họ.
Day - con cả của vợ chồng Lacks đã gặp vấn đề về phát triển và qua đời không lâu sau đó. Một người con trai, Joe, sau khi bỏ học đã nhận án tù 15 năm vì giết người. Người con gái khác tên là Deborah trở thành một bà mẹ đơn thân vì chồng bạo hành. Vào năm 2000, khi Skloot gặp được họ tất cả đều có sức khỏe kém. Chồng Lacks bị ung thư tuyến tiền liệt và phổi chứ đầy amiang. Con trai Sonny bị suy tim, Deborah bị viêm khớp, loãng xương, điếc, trầm cảm. Gia đình người phụ nữ xấu số không ai có bảo hiểm y tế và được chữa trị đúng cách.
"Trong khi tế bào HeLa được ứng dụng mọi lúc mọi nơi, không ai nghĩ rằng đằng sau nó là một người sống, một người phụ nữ có gia đình và con cái như bất cứ ai", Skloot nói.
Hiện tại Henrietta Lacks đang được chôn cất tại nghĩa trang ở Virginia với ngôi mộ không tên. Tuy nhiên sau khi những nghiên cứu của Skloot được công khai, một tấm bia tưởng niệm đã được dựng lên dành cho người phụ nữ "chạm đến sự sống nhân loại".
An An (Dịch theo Theguardian)
Nụ hôn từ biệt rơi nước mắt của người vợ gửi chồng hiến tạng cứu 5 người
Trước giờ phút chia ly, chị cúi xuống nắm tay chồng thật chặt, đặt lên môi anh nụ hôn cuối cùng.
27 tuổi đã có 18 người con, chàng trai bất ngờ nổi tiếng khắp thế giới
Theo Dailymail đưa tin, Kyle Gordy ở Los Angeles, đã trở thành "cha đẻ" của tổng cộng 18 đứa trẻ khi mới 27 tuổi thông qua việc hiến tặng tinh trùng.
Bé 8 tuổi ung thư máu: 'Nếu lấy được bộ phận nào của con để cứu người, mẹ cứ lấy'
Trên giường bệnh, bé trai 8 tuổi Phạm Trần Minh Q. (8 tuổi, Hải Hậu, Nam Định) nhắn nhủ với mẹ: "Nếu lấy được bộ phận nào của con để cứu người, mẹ cứ lấy nhé!".