{keywords}
{keywords}

Xem video: Lời nhắn gửi của gia đình các bác sĩ vùng tâm dịch Covid-19

19h30’.

Các y bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quang Hà vừa kết thúc bữa ăn tối của mình. Sau khi dọn dẹp, không ai bảo ai, mọi người nhanh chóng tản về các phòng, lấy điện thoại gọi về cho gia đình.

Đây là khoảng thời gian ít ỏi trong ngày các bác sĩ có thể “sạc năng lượng” sau những ca làm việc vất vả.

Phía bên ngoài, ánh đèn vàng lập lòe trong màn đêm lạnh càng làm tăng thêm cái ảm đạm của khu cách ly. Phía bên trong, những nụ cười của niềm hạnh phúc, niềm hy vọng vẫn đang được thắp.

“Cho dù dịch bệnh có diễn biến phức tạp đến đâu, chúng tôi ở đây vẫn luôn mạnh mẽ và yên tâm công tác. Bởi lẽ, chúng tôi đã có hậu phương vững chắc phía sau, là gia đình”, điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Nhung chia sẻ.

Dưới đây là những tâm sự, lời gửi gắm của 3 gia đình bác sĩ đang công tác tại vùng tâm dịch Covid-19 Bình Xuyên được phóng viên ghi chép lại sau cuộc gặp mặt trực tiếp.

Mỗi gia đình, mỗi câu chuyện khác nhau. Nhưng họ đều có một điểm chung, là nghị lực mạnh mẽ và sự hy sinh to lớn để các bác sĩ vững tâm trong cuộc chiến với bệnh dịch.

{keywords}

 

Mẹ của Minh Anh (11 tuổi) và Hiệu (8 tuổi) là điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng Nhung, phụ trách khu bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2, Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà.

Vì tính khắc nghiệt của dịch bệnh, gần 20 ngày nay, chị Nhung không thể về nhà. Mẹ đi vắng, bố lại công tác xa, hai đứa trẻ ở với ông bà nội. “Từ trước đến nay, chưa bao giờ các con phải xa mẹ lâu đến như thế”, chị Nhung xúc động tâm sự.

“Mẹ thương yêu của con!

Bây giờ là 21h45’ tối, nhưng con vẫn chưa ngủ được vì nhớ mẹ.

Em Hiệu đã ngủ rồi, mẹ ạ. Em đang ôm chặt chiếc gối của mẹ. Từ ngày mẹ không có nhà, bọn con mỗi tối đều ôm gối như vậy đi ngủ. Vì mùi tóc của mẹ vẫn còn trên gối, khi con ngửi thấy sẽ đỡ nhớ mẹ hơn.

Mẹ có ăn được không, có mệt không ạ? Mặt của mẹ có còn bị sưng vì dị ứng khẩu trang nữa không? Mỗi khi gọi video, nhìn thấy vết hằn đỏ trên mặt mẹ, con và em lo cho mẹ nhiều lắm.

Mỗi ngày, con đều mong nhanh đến tối để được nói chuyện với mẹ, hôn gió và ôm mẹ từ xa.

Mẹ ơi, ở nhà, con đã có thể tự giặt quần áo, quét nhà, tắm cho em, bảo ban em học bài. Con cũng quan tâm và gần gũi em nhiều hơn nữa. Nên mẹ đừng lo lắng cho bọn con, mẹ nhé.

{keywords}

Hôm nay em Hiệu xem tivi, em bảo bệnh nhân corona cuối cùng đã có 2 lần âm tính rồi. Bọn con vui lắm, mẹ ạ. Mỗi ngày, hai chị em đều xem Thời sự để nghe tin về dịch bệnh. Nếu các cô bác bệnh nhân khỏe thật nhanh, mẹ sẽ được về với chúng con phải không ạ?

Mẹ cố gắng “nhốt” được con corona vào cho thị trấn nhà mình, huyện Bình Xuyên mình, tỉnh Vĩnh Phúc không còn corona nữa, mẹ nhé.

Con luôn yêu mẹ, rất nhớ mẹ. Hai chị em con tự hào về mẹ rất nhiều”

{keywords}
{keywords}

 

Con trai của ông Nguyễn Hữu Tân - bác sĩ Nguyễn Minh Đức được điều động về Phòng khám Quang Hà để tăng cường công tác chống dịch Covid -19 từ ngày 7/2.

Đến chiều 18/2, ông Tân gặp tai nạn, chấn thương nặng, phải chuyển lên bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, ông không muốn để người nhà gọi điện cho con trai…

“Con trai.

Bố vừa thay băng xong, cũng vừa ăn thêm chút sữa. Vết thương hôm nay đỡ đau hơn nhiều con ạ, nên ăn uống cũng cảm thấy ngon miệng hơn.

Từ ngày con xa nhà, cả gia đình luôn rất nhớ con. Mỗi khi nhà mình có đồ ăn ngon, bố lại ước giá như con cũng có ở đây để cùng quây quần.

Bố biết, con giận vì hôm tai nạn, bố nói mọi người đừng gọi cho con. Bố xin lỗi. Bố chỉ không muốn con buồn, rồi lại phân tâm khi làm việc.

Con à. Bố không hiểu nhiều về công việc con đang làm, chỉ biết rằng con lên tuyến đầu chữa bệnh cho những người mắc Covid-19. Bố dù có hơi lo lắng nhưng rất tự hào về con.

{keywords}

Con luôn tự trách mình rằng con là con trai duy nhất, lại là bác sĩ mà không thể chăm lo cho bố lúc ốm đau.

Nhưng con à. Ở đây, bố được các bác sĩ, những đồng nghiệp của con chăm sóc rất tận tình. Vậy nên, con hãy gạt bỏ áp lực và yên tâm công tác thật tốt, con nhé. Bố sẽ cố gắng ăn thật nhiều, giữ tinh thần lạc quan để mau chóng khỏe lại.

Bố luôn rất hãnh diện vì con trai của bố đang làm một việc có ích cho xã hội, đóng góp vào công cuộc chống dịch chung của đất nước”.

{keywords}

 

Chồng chị Nguyễn Thị Thu - y sĩ Dương Tuấn Thanh được điều động lên Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà từ ngày 12/2.

Ngày nhận quyết định, anh Thanh không kịp về nhà để chào gia đình, chỉ có thể gọi điện nhờ vợ gói gém một số tư trang, đồ dùng cá nhân gửi xuống cơ sở.

“Anh à

Đã hơn 2 tuần từ ngày anh vắng nhà, nhưng em vẫn chưa thực sự thích nghi được với điều ấy. Em tự hỏi, vì anh đi vội, hay có lẽ trước nay, em đã dựa vào anh quá nhiều.

Bình thường, anh đi làm về sớm, luôn chu toàn giúp em mọi việc, từ cơm nước, tắm cho con, dạy con học. Anh không có ở nhà, em vất vả hơn một chút. Nhưng khó khăn lớn nhất có lẽ là cảm giác trống vắng vì thiếu bóng anh trong nhà.

Em biết, anh rất buồn vì 14/2 vừa rồi không giữ được lời hứa tổ chức sinh nhật cho con trai. Mọi năm ở nhà, anh vẫn luôn đôn đáo mọi việc để con được vui nhất,

Em đã động viên con rồi. Con bảo, con không giận hay trách bố, ngược lại còn rất thương bố nữa. Vậy nên, anh đừng suy nghĩ nhiều, anh nhé.

Nghĩ lại mấy hôm đầu anh mới đi, ngày nào, mình cũng phải nói dối con gái út là mai bố về. Đến khi biết chuyện, con bé đã khóc rất nhiều.

Nhưng anh yên tâm, vì bây giờ con đã hiểu chuyện hơn, dù thỉnh thoảng nhìn thấy bố qua màn hình điện thoại vẫn “mít ướt” một chút.

{keywords}

Ở nhà đã có em lo cho các con và bố mẹ, nên anh đừng lo lắng nhé.

Hôm nay, em đại diện trạm y tế xã đi tới một số nhà dân để tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19. Em lại nghĩ đến anh rất nhiều. Em tự hào vì chồng mình đang tham gia đóng góp cho cộng đồng, giúp đỡ Bình Xuyên trong lúc quê nhà khó khăn nhất.

Anh ở nơi đó nhớ giữ sức khỏe và ăn uống đầy đủ. Em và các con luôn yêu và chờ anh.”

{keywords}
{keywords}

Bài: Nguyễn Liên - Anh Phú, Thiết kế: Thu Hằng

Tắm tranh thủ, ăn tranh thủ, ngủ tranh thủ của bác sĩ 115

Tắm tranh thủ, ăn tranh thủ, ngủ tranh thủ của bác sĩ 115

 - Đằng sau việc sơ cứu, vận chuyển bệnh nhân an toàn tới bệnh viện là rất nhiều những khó khăn, nguy hiểm, những tình huống trớ trêu mà các y bác sĩ phải vượt qua.