- Các bác sĩ dùng 1 đoạn thần kinh ở chân chuyển lên nối ghép vào giác mạc để chống mù loà.
PGS.TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt–Tạo hình–Thẩm mỹ, BV Hữu nghị Việt Đức cho biết, thời gian gần đây, khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhi bị loét giác mạc do mất cảm giác. Trường hợp mới nhất là bé trai 4 tuổi ở Hà Nội.
PGS Hà cho biết, mất cảm giác giác mạc là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây loét giác mạc mãn tính, điều trị hết sức khó khăn, dẫn đến mù lòa. Lý do là khi bị mất cảm giác, giác mạc sẽ không còn phản xạ bảo vệ dẫn đến tổn thương loét tái phát hết đợt này đợt khác.
BS BV Việt Đức phẫu thuật cho bệnh nhi mất cảm giác giác mạc |
Bệnh có thể do mắc phải hoặc bẩm sinh. Nguyên nhân phổ biến nhất là do nhiễm virus herpes của thần kinh sinh ba, tiếp theo đó biến chứng sau phẫu thuật u não, cắt u dây thần kinh số 5, do chấn thương, sử dụng một số loại thuốc…
Việc điều trị ghép giác mạc cũng không mang lại hiệu quả vì giác mạc mới lại chịu quá trình thương tổn tương tự, hậu quả là mất thị lực vĩnh viễn.
Các phương pháp điều trị từ trước đến nay cũng không thật hiệu quả. Thông thường bệnh nhân được điều trị triệu chứng là chính bằng các thuốc nội khoa bôi trơn, nước mắt nhân tạo hay các thuốc chống viêm, thuốc chống ly giải collagel hoặc các chế phẩm sinh học kích thích tăng trưởng biểu mô.
Các phương pháp điều trị ngoại khoa thường áp dụng như khâu cò mi, ghép màng ối cũng chỉ hy vọng kéo dài, làm chậm tiến triển của bệnh, ngay cả đến phương pháp ghép giác mạc cũng không hiệu quả do vết loét liên tục tái phát.
“Đây là bệnh không quá hiểm nhưng ít bác sĩ quan tâm vì điều trị thực sự khó khăn khiến gia đình, bệnh nhân nhiều khi cũng buông tay vì tưởng không còn hy vọng”, PGS Hà chia sẻ.
BS đưa đoạn thần kinh dưới chân lên ghép nối với giác mạc bị bệnh |
Tuy nhiên, các bác sĩ vi phẫu tạo hình hiện nay có thể phối hợp cùng các chuyên khoa thần kinh, mắt, hàm mặt để can thiệp, tái lập thần kinh cho giác mạc bằng kĩ thuật chuyển thần kinh vùng và ghép thần kinh bằng cách sử dụng các thần kinh cảm giác ngoại biên trên những bệnh nhân trẻ tuổi.
Theo đó, các bệnh nhân sẽ trải qua ca phẫu thuật vi phẫu kéo dài 5 - 7 tiếng. Các bác sĩ sẽ xác định đầu dây thần kinh cảm giác còn lành lặn sau đó sẽ lấy 1 đoạn thần kinh ở dưới chân chuyển lên (chỉ là thần kinh cảm giác, không ảnh hưởng tới vận động của chân) nối ghép vào giác mạc bị bệnh.
Vì kích thước các dây thần kinh quá bé, chỉ khoảng 1mm nên để khâu nối được, các bác sĩ phẫu thuật tạo hình phải sử dụng kỹ thuật khâu nối vi phẫu dưới kính hiển vi.
Thông thường sau mổ khoảng 4–6 tháng, các dây thần kinh sẽ mọc ra quanh giác mạc và cảm giác bảo vệ sẽ dần xuất hiện, lúc này các phương pháp điều trị thông thường có thể mang lại hiệu quả như mong đợi.
Thúy Hạnh
Bác sĩ kinh hãi gắp 11 con giun lúc nhúc trong mắt bé trai
Bác sĩ lần lượt gắp ra 11 con giun trong mắt bé trai 5 tháng tuổi sau khi cháu bé này tiếp xúc với thú cưng nhà hàng xóm.
Bác sĩ rùng mình gắp giun dài 15cm ngoe nguẩy trong mắt bệnh nhân
Nam bệnh nhân phàn nàn mắt đau và ngứa, khi kiểm tra bác sĩ phát hiện con giun chỉ dài 15cm đang sống ngoe nguẩy bên trong.
Mù mắt khi tiêm filler: Phớt lờ cảnh báo, hậu quả tức thì
Hàng loạt trường hợp tiêm filler bị mù mắt, bác sĩ cũng đã cảnh báo nhưng nhiều người, đặc biệt là các cô gái vẫn phớt lờ khi nghe các lời quảng cáo “làm đẹp giá rẻ”.
Báo động nhiều trẻ bị bệnh về mắt, cha mẹ lầm tưởng do nhìn theo bóng đèn
Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng, con không may bị lác do vị trí đặt bóng đèn điện trong nhà không đúng.