Sau 3 lần liên tiếp sảy thai do tử cung không hoạt động, cô gái trẻ đã thành công trong việc mang thai và sinh nở nhờ cấy ghép tử cung của mẹ ruột.

 

Tưởng mụn ở ngực, cô gái Sơn La nặn ra con sán ngoe nguẩy

Người đàn ông đầu tiên mang thai trên thế giới và câu chuyện bí ẩn phía sau

 

Điều kì diệu này đã đến với Meenakashi Walan, cô gái 28 tuổi, đến từ Vadodra, Gujarat ở miền tây Ấn Độ. Cô là bệnh nhân đầu tiên thành công sau khi được cấy ghép tử cung ở châu Á, nhưng điều đặc biệt hơn, tử cung được hiến tặng đến từ chính mẹ ruột cô - bà Sushila Ben Jayesh.

{keywords}

Bé Radha là đứa trẻ đầu tiên được sinh ra ở châu Á sau khi cấy ghép tử cung

Câu chuyện bắt đầu khi cô Walan và chồng là anh Hitesh Bhai, 30 tuổi nảy sinh tình cảm từ thời đại học và kết hôn đã được 9 năm. Tưởng sau khi kết hôn hai người sẽ có một gia đình hạnh phúc nhưng thật không may đứa con đầu lòng vừa chào đời vài phút đã ngừng thở.

Không từ bỏ, đôi vợ chồng trẻ quyết định tiếp tục có con hai lần nữa, những cả hai lần Walan và chồng đều phải dứt ruột hủy bỏ hình hài trong bụng vì biến chứng.

{keywords}

Cô Walan cùng chồng và bà Sushila Ben Jayesh, mẹ ruột của cô

Cặp vợ chồng rất đau khổ và đã đến gặp chuyên gia tại Bệnh viện Galaxy Care vào năm 2016. Tại đây bác sĩ nói rằng tử cung của Walan có vấn đề nên thai nhi không thể phát triển như bình thường và gợi ý phương pháp cấy ghép tử cung mới nhất.

Sau khi biết đó là hy vọng duy nhất để Walan có thể thực hiện thiên chức trời ban, mẹ ruột cô là bà Sushila Ben Jayesh, 45 tuổi, đã chủ động đề nghị trở thành người hiến tặng tử cung.

Bà Sushila trải qua nhiều thử nghiệm và thủ tục y tế trước khi tử cung được cấy vào cơ thể con gái. Mẹ Walan chia sẻ rằng nếu được nhìn thấy cháu ngoại có thể ra đời nhờ hành động nhỏ này với bà chính là hạnh phúc lớn lao nhất.

Và phép màu thật sự đã xảy ra, gần 18 tháng sau khi phẫu thuật, cô Walan đã có thể mang thai và sinh con nhờ thụ tinh ống nghiệm. 32 tuần sau, cô và chồng chào đón sự ra đời của Radha - đứa trẻ châu Á đầu tiên được sinh ra nhờ tử cung được hiến tặng, khi ra đời cô bé nặng 2kg, vô cùng khỏe mạnh.

{keywords}

Đứa trẻ được sinh ra trong niềm hạnh phúc, chào đón của tất cả mọi người.

Nói về sự ra đời của con gái Radha, Walan cho biết: “Đó là một phép lạ đặc biệt mà chưa từng nghĩ đến trước đây. Bây giờ tôi cảm thấy hoàn toàn hạnh phúc. Làm mẹ là thiên chức đẹp nhất trên thế giới này”.

Tiến sĩ Sailesh Putambekar, người trực tiếp thực hiện cuộc cấy ghép, chia sẻ thêm: "Đó là một cuộc giải phẫu phức tạp vì các mạch máu trong tử cung rất nhỏ. Thật tốt khi cô ấy không có bất kỳ biến chứng nào trong khi mang thai. Cả người mẹ và đứa trẻ đều khỏe mạnh".

Cô Walan đang hồi phục tại bệnh viện Galaxy Care ở Pune, nơi con gái cô dự kiến sẽ ở lại trong vài tháng tới, cho tới khi cứng cáp hẳn.

{keywords}

Các y bác sĩ Bệnh viện Galaxy Care kỉ niệm ngày bé Radha chào đời.

Thực tế trên thế giới, chỉ có một số rất ít trẻ em được sinh ra thành công sau ca phẫu thuật cấy ghép tử cung như thế này, và Walan là trường hợp đầu tiên thành công ở châu Á. Trước đó, vào năm 2014, Malin Stenburg, 36 tuổi, người Thụy Điển, trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có con sau khi cấy ghép tử cung từ một người bạn 61 tuổi hiến tặng. Có tổng cộng đã có 9 ca cấy ghép đã thành công tại Thụy Điển, một số khác diễn ra tại Mỹ và vài quốc gia châu Âu khác,…

Tại sao phải cấy ghép tử cung?

Theo số liệu cho thấy, hàng ngàn phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Mỹ không có tử cung hoặc tử cung mà không thể mang thai, một số phụ nữ được sinh ra với một hội chứng được gọi là MRKH (Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser), có nghĩa là tử cung của họ không bao giờ phát triển đúng cách, những người khác bị mất tử cung của họ do ung thư cổ tử cung.

Vì vậy, nhờ sự tiến bộ của y khoa, các nước như Thụy Điển, Mỹ đã phát triển kĩ thuật ghép tử cung để những người phụ nữ kém may mắn có thể trải nghiệm thiên chức làm mẹ.

Cấy ghép tử cung có nguy hiểm không?

Ca phẫu thuật sẽ diễn ra liên tiếp khoảng sáu giờ, với phần hiến tặng phải đến từ một cơ thể sống tình nguyện. Người nhận sẽ cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép và trong suốt thai kỳ để ngăn chặn nguy cơ đào thải.

Một khi tử cung hiến tặng không còn cần thiết, nó có thể được loại bỏ bởi một nhóm bác sĩ phẫu thuật. Điều này sẽ ngăn cản trường hợp người phụ nữ gặp vấn đề đối với các loại thuốc ức chế miễn dịch trong suốt quãng đời còn lại.

An An (Dịch theo Dailymail)

 

Bị vợ bỏ vì quá xấu, người chồng ghép mặt 8 năm trước giờ ra sao?

Bị vợ bỏ vì quá xấu, người chồng ghép mặt 8 năm trước giờ ra sao?

Sau khi bị vợ bỏ vì quá xấu, người đàn ông quyết định phẫu thuật ghép mặt và tìm được hạnh phúc thực sự sau nhiều năm.

Tự sát không thành, cô gái 23 tuổi trở thành người ghép mặt trẻ nhất thế giới

Tự sát không thành, cô gái 23 tuổi trở thành người ghép mặt trẻ nhất thế giới

Sau khi dùng súng săn tự bắn vào đầu, Katie đã may mắn sống sót nhưng bắt đầu từ đây gương mặt cô bị hủy hoại một cách đáng sợ.

Mắc căn bệnh người già, cô gái 19 tuổi ghép tạng 3 lần để được sống

Mắc căn bệnh người già, cô gái 19 tuổi ghép tạng 3 lần để được sống

Bác sĩ chẩn đoán cô gái 19 tuổi gặp phải tình trạng hiếm gặp có tên gọi là chứng tăng áp động mạch phổi, đây là căn bệnh có thể tước đi tính mạng bất kỳ lúc nào.