Sau khi nhậu với bạn, anh T. về nhà nôn thốc nôn tháo, chị vợ mang chậu đi đổ giật mình thấy đầy máu.

Xuất huyết dạ dày, tử vong vì rượu

Anh Trần Hữu T. (Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội) nhập viện đa khoa Đan Phượng trong tình trạng nôn ra máu, đồng thời, đi ngoài ra phân màu đen.

Sau khi được các bác sỹ chẩn đoán xuất huyết dạ dày, gan đã bị phá một phần, bệnh nhân T. được chuyển lên tuyến trên (bệnh viện Việt Đức). Tại đây, các bác sỹ đã tiêm thuốc cầm máu, và chỉ định mổ với tiên lượng cứu sống rất dè dặt. Ca mổ chưa kịp thực hiện thì anh T. đã tử vong không chỉ do xuất huyết dạ dày dạng nặng mà còn bởi chứng xơ gan.

{keywords}
Ảnh minh họa

Chị H., vợ anh T. buồn rầu kể: “Đàn ông ở đây có truyền thống uống rượu. Bố, các chú uống rượu như uống nước. Mở mắt ra, ăn sáng cũng phải mang cốc rượu ra uống. Đi làm, nghỉ trưa cũng uống rượu, tối về càng uống nhiều”.

Rượu được chuyển hóa tới 90% tại gan nên nếu uống nhiều rượu, gan không kịp chuyển hóa hết thì chất ethanol có trong rượu bia được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc, gây viêm và tiêu tế bào gan. Đặc biệt, những người bị xơ gan vì bất cứ lý do gì nếu uống rượu sẽ làm gan suy yếu nhanh và tiến triển nặng hơn.

Cũng theo lời chị H. vì rượu mà anh bị đau dạ dày rồi chảy máu dạ dày. Chỉ đến khi nôn ra khoảng 1 cốc máu, anh mới kiêng rượu. Đến khi sức khỏe hồi phục, dạ dày không còn đau, anh T. lại dần uống nhiều rượu và lần này không thuốc nào, bác sĩ nào cứu được anh.

Trường hợp anh T. không phải hiếm, rất nhiều quý ông đang bị cả 2 căn bệnh xơ gan và viêm loét dạ dày hành hạ do lạm dụng rượu bia và văn hóa “nhậu là phải say” của người Việt, như trường hợp của anh T.L.T, Tổng giám đốc một công ty phần mềm có tiếng tại Hà Nội. Công việc buộc anh phải thường xuyên đi tỉnh giao dịch, khó tránh khỏi việc sử dụng rượu bia. Mặc dù trước cuộc nhậu, anh đã làm bát cháo ‘đổ bê tông’ và nói lái xe mang theo viên thuốc giải rượu nhưng anh cũng không thoát bệnh xơ gan và xuất huyết dạ dày.

Đến một ngày, sau khi nhậu về, anh đau bụng quằn quại, nôn ra chút máu và phải nhập viện cấp cứu. Từ đó, anh quyết định lui về làm Chủ tịch hội đồng quản trị, đứng đằng sau điều hành. Anh quyết tâm cai rượu để giữ mạng.

Chữa loét dạ dày, giải độc gan trước khi quá muộn!

Theo ThS. BS. Lê Thị Tuyết Phượng, Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM: Một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày là do uống rượu. Và xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày. Biểu hiện của biến chứng này là ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc màu đen hôi thối. Chảy máu tiêu hóa ồ ạt có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không cầm máu được bằng các phương pháp cầm máu thông thường.

Cũng theo BS Phượng, từ xa xưa con người đã biết sử dụng những thành phần từ cây cỏ để chữa bệnh. Trong bệnh lý dạ dày tá tràng, thuốc nam cũng có vai trò quan trọng trong việc điều trị dự phòng, một số loại thường được sử dụng là: cam thảo, chè dây, mật ong, nghệ… trong đó, nghệ vàng là một trong số ít các thảo dược vừa có tác dụng giải độc gan lại giúp chống viêm, làm lành nhanh vết viêm loét dạ dày.

Hoạt chất đem lại tác dụng của nghệ vàng là curcumin. Và để hấp thu tốt nhất, các nhà khoa học thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam (Viện HLKHCNVN) đã ứng dụng và chế tạo thành công nano curcumin.

{keywords}

“Công nghệ nano giúp tạo ra các hạt tiểu phân curcumin kích thước siêu nhỏ, hấp thu nhanh vào máu và xâm nhập tốt vào các tế bào bệnh lý”, GS Nguyễn Khánh Trạch phân tích.

Còn GS.TS Đào Văn Phan, nguyên Trưởng bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội khẳng định, nano curcumin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.Pylori, chống viêm, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, nano curcumin còn bảo vệ toàn diện lá gan do thúc đẩy sự hình thành của các enzyme giải độc gan, giúp tăng cường chức năng gan, hạ men gan và làm lành các vết sẹo, tổn thương gan, giúp làm giảm và chậm quá trình xơ gan.

Theo nghiên cứu của các khoa học Thái Lan thực hiện trên 45 bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cho uống viên nang curcumin cho kết quả sau 4 tuần khỏi 48%, và sau 12 tuần khỏi 76%.

(Theo Dân trí)