Trước thông tin dây thìa canh Việt Nam giúp hỗ trợ hạ đường huyết, nhiều người đổ xô đi mua dây thìa canh mà không biết: nếu sử dụng sai cách, hiệu quả trị bệnh không cao mà còn tiền mất, tật mang.
Nguy hại khi dùng dây thìa canh không đúng cách
Không phải dây thìa canh nào cũng đủ tiêu chuẩn dược liệu
Không ít người bệnh tiểu đường đang nhầm lẫn giữa dây thìa canh chuẩn hóa có hiệu quả cao với dây thìa canh trồng không theo quy chuẩn kĩ thuật đang bán tràn lan trên thị trường.
Các chuyên gia cho biết dây thìa canh có rất nhiều giống, không phải loại nào cũng cho dược tính như nhau.
Hiện nay, nhiều sản phẩm cho người tiểu đường chiết xuất từ dây thìa hoặc các loại dây thìa canh tươi và khô được bày bán trên thị trường hầu hết được thu mua từ những vùng trồng không theo tiêu chuẩn dược liệu, đa phần là vùng tự phát, không theo kỹ thuật, thổ nhưỡng bị nhiễm tạp chất, sử dụng quá dư lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, phơi sấy không đảm bảo dẫn tới nấm mốc….. Như vậy, uống thuốc vào người mà lại nhiềm độc - Lợi bất cập hại.
Dây thìa canh trôi nổi trên thị trường dễ nhiễm tạp chất, kim loại nặng, nấm mốc mà mắt thường không nhìn thấy |
Thêm vào đó, ở dây thìa canh, bộ phận có dược tính tốt nhất là phần lá và cành bánh tẻ. Tuy nhiên, đa phần dây thìa canh khô được bày bán thường nhiều cành, rất ít lá. Phần cành to (trên 2mm) cho dược tính rất thấp nhưng được cho vào nhiều để tăng trọng lượng hoặc đã bị chiết hoạt chất bán cho các doanh nghiệp rồi bán lại phần thừa cho người dân.
Đun sắc dây thìa canh uống: tưởng rẻ lại hóa đắt:
Dây thìa canh muốn cho dược chất tốt phải được chiết ở dung môi cồn với ở nhiệt độ và khoảng thời gian thích hợp. Việc sử dụng nước là dung môi để đun sắc sẽ cho ra được rất ít dược chất, vì vậy, hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường không cao.
Đun sắc dây thìa canh thông thường bằng nước không chiết được nhiều dược chất |
Hơn nữa, nhiều người bệnh tiểu đường thường nghĩ bệnh nặng thì bốc nắm to, bệnh nhẹ thì bốc nắm nhỏ mà không thể biết hoạt chất trong những “nắm” đó là bao nhiêu. Sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng
Dùng dây thìa canh “đúng chuẩn” như thế nào?
Theo các chuyên gia, dùng dây thìa canh đúng cách là phải chọn được đúng về giống cây, chất lượng cây dược liệu và phải có cách chiết xuất dược chất đúng.
Về giống và chất lượng của Dây thìa canh: tốt nhất nên chọn loại dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO (trồng trọt và thu hái dược liệu tốt theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới).
Bà Hoàng Thị Thu Hương - Cán bộ dự án BioTrade -dự án thương mại sinh học vì an toàn dược liệu cho người bệnh cho biết: Từ năm 2011, dự án BioTrade thuộc tổ chức Helvetas của Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ đã lựa chọn vùng dược liệu dây thìa canh ở xã Hải Lộc – Hải Hậu – Nam Định quy hoạch trồng để tài trợ phát triển thành dược liệu quốc tế theo tiêu chuẩn GACP.
Vùng trồng này phải đảm bảo các tiêu chí khắt khe về thổ nhưỡng, khí hậu, đất, nước đảm bảo không bị tạp nhiễm, được giám sát kỹ thuật thường xuyên từ quá trình nhân giống, chăm sóc, thu hái để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới. Phân bón phải sử dụng phân chuồng, và bón cách xa thời điểm thu hoạch ít nhất 40 ngày, không sử dụng chất bảo quản. Nhờ vậy, cho hàm lượng hoạt chất cao gấp 2,4 lần dây thìa canh thông thường, đồng đều trên các lô và an toàn cho người sử dụng.
Về cách chiết xuất: Dây thìa canh sau khi thu hoạch phải trải qua 12 công đoạn phức tạp với những yêu cầu khắt khe để chiết xuất ra dược chất cao nhất. Dung môi sử dụng để chiết xuất phải là dung môi cồn ở nhiệt độ 60 độ C trong khoảng thời gian thích hợp.
Để tránh gây hại sức khỏe và dùng Dây thìa canh chuẩn, có thể sử dụng sản phẩm viên nang được bào chế từ vùng nguyên liệu Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO với hàm lượng hoạt chất cao, liều dùng phù hợp.
Vĩnh Phú