PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, virus SARS-CoV-2 khi vào cơ thể tấn công nhiều cơ quan như phổi, tim, gan, thận, mạch máu… đồng thời cũng gây tổn thương da.

Kể từ thời điểm dịch bùng phát vào tháng 12/2019, đến nay đã có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ gặp biến chứng trên da của người nhiễm Covid. Từ tỉ lệ 0,2% có triệu chứng trên da ban đầu, những nghiên cứu gần đây cho thấy, con số này đã tăng lên 20%.

{keywords}

Các triệu chứng trên da bệnh nhân Covid-19

 

Cụ thể, nghiên cứu công bố vào cuối tháng 3/2020 trên 88 bệnh nhân ở Italy cho thấy, có 20,4% bệnh nhân có triệu chứng trên da (18 bệnh nhân). Trong đó có 8 bệnh nhân có tổn thương da ở thời điểm khởi phát, 10 bệnh nhân xuất hiện tổn thương trong thời gian nằm viện.

Tổn thương da trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 khá đa dạng, một số triệu chứng có liên quan đến mức độ nặng của bệnh. Trong đó có 5 biểu hiện phổ biến nhất:

Thứ nhất: Nổi ban dạng sẩn

Biểu hiện này gặp ở 47% bệnh nhân Covid-19, theo nghiên cứu 375 bệnh nhân ở Tây Ban Nha được công bố vào tháng 4 vừa qua.

{keywords}

Nổi ban dạng sẩn trên da

Tổn thương thường ở thân mình, tay chân. Ban có thể xuất hiện ở thời điểm khởi phát, nhưng thường gặp hơn ở giai đoạn sau của bệnh. Một số tổn thương được mô tả tương tự trong bệnh vảy phấn hồng.

Thứ hai: Tổn thương ngón chân Covid

Tổn thương đầu cực dạng cước, hay còn gọi là ngón chân Covid gồm các mảng đỏ-tím xuất hiện ở ngón tay, khuỷu, ngón chân, mặt bên bàn chân, có thể sưng nề hoặc không.

Bệnh nhân có biểu hiện cước chân ngay cả khi không lạnh và không kèm theo các bệnh khác liên quan đến cước da. Bệnh nhân sẽ thấy ngứa (hơn 30%), đau (32%), bỏng rát, có thể dẫn tới loét và thời gian hồi phục lâu hơn. Tổn thương gặp chủ yếu ở các bệnh nhân trẻ tuổi.

Nghiên cứu 318 bệnh nhân Covid-19 của Hội da liễu Hoa Kỳ cho thấy, tổn thương dạng cước chiếm tới trên 25%, nghiên cứu tại Tây Ban Nha xấp xỉ 20%. Biểu hiện cước chân có thể xuất hiện ở giai đoạn muộn hoặc giai đoạn sau nhiễm virus.

{keywords}

Hình ảnh ngón chân bị cước trên bệnh nhân mắc Covid-19 ngay cả khi trời không lạnh

 

Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhân Covid-19 có tổn thương dạ cước đều có mức độ nhẹ, 98% được điều trị ngoại trú. Tổn thương thường tự hồi phục sau 2-8 tuần.

Thứ ba: Viêm mạch dạng lưới, viêm mạch hoại tử

Tổn thương dạng này thường xuất hiện ở bệnh nhân Covid-19 mức độ nặng. Trong 11 bệnh nhân Covid được báo cáo có viêm mạch dạng lưới, tất cả đều phải nhập viện và 9 bệnh nhân có hội chứng suy hô hấp cấp.

Một số quan điểm cho rằng, tổn thương là hậu quả của biến chứng tắc mạch huyết khối trong nhiễm Covid-19, thường xuất hiện trên các bệnh nhân rối loạn về đông cầm máu.

Thứ tư: Nổi mày đay

Tỉ lệ nổi mày đay trên 375 ca của Tây Ban Nha là 19% (73 bệnh nhân), trong đó có một ca bệnh nguy kịch. Tổn thương thường kèm theo ngứa (92%), và cải thiện khi dùng thuốc kháng histamin.

Tổn thương mày đay có thể xuất hiện ngay giai đoạn tiền triệu chứng hoặc xuất hiện sau khi có các dấu hiệu khác.

Do đó, nếu một người bị có yếu tố dịch tễ bị nổi mày đay kèm sốt có thể coi là một gợi ý nhiễm Covid-19. Cần phân biệt với mày đay cấp tính tự phát hoặc mày đay do thuốc.

Thứ 5: Nổi mụn nước

Trong số 375 bệnh nhân ở Tây Nha, có tới 68% trường hợp bị tổn thương mụn nước nhỏ dạng thuỷ đậu kèm ngứa ở thân mình.

Theo một nghiên cứu trên 24 bệnh nhân, sự xuất hiện các tổn thương mụn nước, mụn mủ, sẩn thường từ ngày 4-30 sau khi khởi phát, tự hết sau 10 ngày. Tuy nhiên, xét nghiệm Realtime RT-PCR virus tại tổn thương thực hiện trên 40 bệnh nhân ở một nghiên cứu khác đều âm tính.

Một số tổn thương ít gặp hơn là tình trạng sẩn, bong vảy, hồng ban đa dạng (hay gặp ở trẻ nhỏ), tổn thương dạng sốt xuất huyết Dengue, chấm xuất huyết, hoại tử, tổn thương niêm mạc, rụng tóc androgen…

Với trẻ em, PGS Doanh cho biết, có thể bắt gặp tập hợp các triệu chứng như ban đỏ đa hình thái ở tay chân, viêm niêm mạc miệng, viêm kết mạc, Kawwasaki… đã được báo cáo trên 10 trẻ Italy nhiễm Covid-19. Các trường hợp tương tự cũng được ghi nhận ở Anh, Mỹ và một số quốc gia khác.

Rất may, hầu hết các tổn thương trên da ở bệnh nhân Covid-19 đều tự khỏi sau khi bệnh nhân hồi phục.

Theo PGS Doanh, việc nhận định được các tổn thương trên da có thể giúp bác sĩ chẩn đoán sớm các ca nhiễm Covid-19 trong một số trường hợp có ít triệu chứng toàn thân. Ngoài ra, căn cứ vào mức độ tổn thương trên da, có thể giúp bác sĩ tiên lượng được mức độ nặng của bệnh.

Vừa qua, ca bệnh 524, 86 tuổi ở Quảng Nam ban đầu chỉ xuất hiện tổn thương dát dỏ lan toả trên thân mình, lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh nhân cũng không có tổn thương phổi. Bà được chẩn đoán zona thần kinh bội nhiễm nên chuyển vào Bệnh viện Da liễu Đà Nẵng điều trị.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển viện do các biểu hiện tăng nặng như sốt rồi rơi vào hôn mê. Sau hơn nửa tháng điều trị, bệnh nhân đã tử vong do mắc Covid-19 trên nền bệnh lý nặng là suy tim và suy thận mạn tính.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo, khi người dân có yếu tố dịch tễ và có thêm 5 biểu hiện ngoài da nêu trên, cần liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn, theo dõi.

Thúy Hạnh

Phát hiện 1 ca Covid-19, Bệnh viện E tạm phong tỏa

Phát hiện 1 ca Covid-19, Bệnh viện E tạm phong tỏa

Từ 20h tối nay, Bệnh viện E thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập, dừng tiếp nhận bệnh nhân.  

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.